PHÁP LÝ CHUYÊN SÂU
Tra cứu Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý
 
Lĩnh vực:
Không tìm thấy thuật ngữ này! Bạn có thể:



Tìm thấy 101 thuật ngữ gần giống
Phòng thủ dân sự

Là bộ phận trong hệ thống phòng thủ quốc gia, gồm các biện pháp chủ động phòng, chống chiến tranh hoặc thảm họa do thiên nhiên hoặc con người gây ra, dịch bệnh nguy hiểm; thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, bảo vệ nhân dân, bảo vệ hoạt động của cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.

 

Nguồn: Luật Quốc phòng 2005

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự

Là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

 

Nguồn: 02/VBHN-VPQH năm 2013

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

Là khả năng của cá nhânquyền dân sựnghĩa vụ dân sự. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.

 

Nguồn: Bộ luật dân sự 2015

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân

Là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

 

Nguồn: Bộ luật dân sự 2015

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân

Là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự.

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định khác.

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.

 

Nguồn: Bộ luật dân sự 2015

Mục đích của giao dịch dân sự

Là lợi ích mà chủ thể mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó.

 

Nguồn: Bộ luật dân sự 2015

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự

Là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

 

Nguồn: Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Người yêu cầu giải quyết việc dân sự

Là người yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý làm căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

 

 

Nguồn: Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự

Là người tuy không yêu cầu giải quyết việc dân sự nhưng việc giải quyết việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc đương sự trong việc dân sự đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Trường hợp giải quyết việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự.

 

Nguồn: Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự

Là người tuy không yêu cầu giải quyết việc dân sự nhưng việc giải quyết việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc đương sự trong việc dân sự đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Trường hợp giải quyết việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự.

 

Nguồn: Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Việc dân sự

Là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân không có tranh chấp, nhưng có yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

 

 

Nguồn: Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

Là vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài;

- Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;

- Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.

 

Nguồn: Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Nguyên đơn dân sự

cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.

 

 

Nguồn: Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Khiếu nại về thi hành án dân sự

Là việc đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án dân sự đề nghị người có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

 

 

Nguồn: 02/2016/TT-BTP

Tố cáo về thi hành án dân sự

Là việc đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án dân sự đề nghị người có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

 

 

Nguồn: 02/2016/TT-BTP

Luật dân sự

ngành luật trong hệ thống pháp luật, là tổng hợp những quy phạm điều chỉnh các quan hệ tài sản và một số quan hệ nhân thân trong giao lưu dân sự trên cơ sở bình đẳng, tự định đoạt và tự chịu trách nhiệm của các chủ thể tham gia các quan hệ dân sự.

Luật dân sự gồm các nguyên tắc cơ bản và có chế định khác nhau như: chế định tài sảnquyền sở hữu; chế định nghĩa vụ dân sựhợp đồng dân sự; chế định nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật; chế định thực hiện công việc không có ủy quyền; chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; chế định thừa kế; chế định chuyển quyền sử dụng đất; chế định quyền sở hữu trí tuệchuyển giao công nghệ. Mỗi chế định của luật dân sự đều có những nguyên tắc riêng trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản và có những quy phạm được tập hợp theo những tiêu chí riêng phù hợp với chế định đó.

Hồ sơ vụ án dân sự

Tập hợp các giấy tờ, tài liệu do Tòa án thu thập hoặc soạn thảo trong quá trình thụ lý một vụ án dân sự và cần thiết cho việc giải quyết vụ án đó.

Hồ sơ vụ án dân sự giúp Tòa án có các thông tin cập nhật về tiến trình thụ lý và giải quyết vụ án, nhất là về các quyết định đã được đưa ra và các biện pháp đã được thực hiện trong quá trình tố tụng, đồng thời, dựng lại diễn biến của việc thụ lý và xét xử vụ án qua các giai đoạn tố tụng.

Qua hồ sơ có thể biết được nội dung của vụ án; đặc biệt trong trường hợp có kháng cáo, kháng nghị, Tòa án cấp trên có thể dựa vào hồ sơ để hình dung toàn bộ lịch sử của vụ án.

Việc quản lý hồ sơ vu án dân sự thuộc trách nhiệm của cơ quan hành chính của Tòa án thụ lý, cụ thể là của các thư ký được phân công theo dõi vụ án.

Kháng cáo bản án quyết định dân sự

Hoạt động của đương sự, người đại diện của đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện chống lại bản án, quyết định của Tòa án dân sự cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án theo trình tự phúc thẩm.

Việc kháng cáo có thể tiến hành đối với một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định trong thời hạn kháng cáo.

 

Xem thêm: Bộ luật tố tụng dân sự 2004

Kháng nghị bản án quyết định dân sự

Hoạt động tố tụng của người tiến hành tố tụng có thẩm quyền phản đối bản án, quyết định dân sự, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền xét xử lại.

Đối tượng kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là những bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật. Đối với thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

Có thể kháng nghị một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định.

Việc kháng nghị được thực hiện bằng văn bản và trong thời hạn kháng nghị.

 

Nguồn: Bộ luật tố tụng dân sự 2004


Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.206.135
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!