PHÁP LÝ CHUYÊN SÂU
Tra cứu Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý
 
Lĩnh vực:
Không tìm thấy thuật ngữ này! Bạn có thể:



Tìm thấy 240 thuật ngữ gần giống
Giám sát sau (doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước)

Là việc kiểm tra kết quả hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở các báo cáo định kỳ, kết quả chấp hành pháp luật của cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc điều lệ doanh nghiệp, việc tuân thủ các quy định của pháp luật.

Giám sát trong (doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước)

Là việc theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch, dự án của doanh nghiệp, việc chấp hành các quy định của pháp luật, của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong suốt quá trình triển khai kế hoạch, dự án.

Giám sát trước (doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước)

Là việc xem xét, kiểm tra tính khả thi của các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, dự án đầu tư, phương án huy động vốn, các dự án và phương án khác của doanh nghiệp.

Giám sát gián tiếp (doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước)

Là việc theo dõi và kiểm tra tình hình của doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính, thống kê và báo cáo khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan đại diện chủ sở hữu.

Báo cáo kết quả giám sát tài chính (của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước)

Là báo cáo tổng hợp kết quả công tác giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp thuộc cơ quan đại diện chủ sở hữu.

Báo cáo giám sát tài chính (của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước)

Là báo cáo phân tích, đánh giá, cảnh báo các vấn đề về tài chính của từng doanh nghiệp.

Dự báo luồng tiền (trong quản lý ngân quỹ nhà nước)

Là việc tổng hợp, xác định số dự kiến thu, dự kiến chi và chênh lệch số dự kiến thu, chi ngân quỹ nhà nước theo tháng, quý và năm.

Tài khoản thanh toán tập trung của Kho bạc Nhà nước

Là hệ thống các tài khoản thanh toán, bao gồm: tài khoản thanh toán tập trung của Kho bạc Nhà nước tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tại các hệ thống ngân hàng thương mại.

Hạn mức sử dụng ngân quỹ nhà nước

Là mức sử dụng ngân quỹ nhà nước tối đa đối với từng lĩnh vực cụ thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định để đảm bảo hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước luôn được an toàn.

Quản lý rủi ro đối với hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước

Là hoạt động nhận dạng các loại rủi ro, đánh giá rủi ro và áp dụng các phương pháp phòng ngừa đối với các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước.

Ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt

Là phần chênh lệch âm giữa dự báo thu và dự báo chi trong kỳ và phần chênh lệch giữa định mức tồn ngân quỹ nhà nước cuối kỳ và tồn ngân quỹ nhà nước đầu kỳ (nếu có).

Ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi

Là phần ngân quỹ chênh lệch dương giữa dự báo thu và dự báo chi trong kỳ và phần chênh lệch giữa định mức tồn ngân quỹ nhà nước đầu kỳ và tồn ngân quỹ nhà nước cuối kỳ.

An toàn về việc sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi

Là việc các khoản ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi được sử dụng đúng mục đích theo quy định và có khả năng được thu hồi đầy đủ khi đến hạn (bao gồm cả gốc và lãi).

An toàn về khả năng thanh khoản (trong quản lý ngân quỹ nhà nước)

Là việc các khoản ngân quỹ nhà nước đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu chi của ngân sách nhà nước và các đơn vị giao dịch với Kho bạc Nhà nước tại mọi thời điểm.

Chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước

Là các quy định về quản lý ngân quỹ nhà nước, bao gồm các quy định về nguyên tắc quản lý ngân quỹ nhà nước; các nghiệp vụ quản lý ngân quỹ nhà nước (nghiệp vụ về tổ chức thanh toán, dự báo luồng tiền và xây dựng phương án điều hành ngân quỹ nhà nước để quản lý tập trung, thống nhất mọi nguồn thu, đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu chi của ngân sách nhà nước và các đơn vị giao dịch tại Kho bạc Nhà nước; huy động vốn ngắn hạn, sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi đảm bảo an toàn và hiệu quả; quản lý rủi ro; quản lý thu, chi từ hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước); nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý ngân quỹ nhà nước.

Thông tin bí mật nhà nước

Là thông tin ở mức Mật, Tối Mật, Tuyệt Mật theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

Dự án bán tàu biển sử dụng vốn nhà nước

Là dự án bán tàu biển mà trước đây tàu biển đó được đầu tư thuộc dự án mua hoặc đóng mới tàu biển sử dụng vốn nhà nước.

Dự án đầu tư mua hoặc đóng mới tàu biển sử dụng vốn nhà nước

Là dự án đầu tư mua hoặc đóng mới tàu biển mà vốn của Nhà nước chiếm từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án.


Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 3.21.244.94
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!