PHÁP LÝ CHUYÊN SÂU
Tra cứu Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý
 
Lĩnh vực:
Tìm thấy 9563 thuật ngữ
Công trình phụ trợ

Là công trình phục vụ việc quản lý, bảo vệ đê điều, bao gồm công trình tràn sự cố; cột mốc trên đê, cột chỉ giới, biển báo đê điều, cột thủy chí, giếng giảm áp, trạm và thiết bị quan trắc về thông số kỹ thuật phục vụ công tác quản lý đê; điếm canh đê, kho, bãi chứa vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão, trụ sở Hạt quản lý đê, trụ sở Ban chỉ huy phòng thủ dân sự; công trình phân lũ, làm chậm lũ; dải cây chắn sóng bảo vệ đê.

 

Thuật ngữ này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 1 Điều 54 Luật Phòng thủ dân sự 2023 có hiệu lực từ ngày 01/07/2024 (Nội dung thuật ngữ đã bao gồm nội dung sửa đổi).

Cống qua đê

Là công trình xây dựng qua đê dùng để cấp nước, thoát nước hoặc kết hợp giao thông thuỷ.

Kè bảo vệ đê

Là công trình xây dựng nhằm chống sạt lở để bảo vệ đê.

Đê chuyên dùng

đê bảo vệ cho một loại đối tượng riêng biệt.

Đê bối

đê bảo vệ cho một khu vực nằm ở phía sông của đê sông.

Đê bao

đê bảo vệ cho một khu vực riêng biệt.

Đê cửa sông

đê chuyển tiếp giữa đê sông với đê biển hoặc bờ biển.

Đê biển

đê ngăn nước biển.

Đê sông

đê ngăn nước lũ của sông.

Đê điều

Là hệ thống công trình bao gồm đê, kè bảo vệ đê, cống qua đêcông trình phụ trợ.

Đội thể thao quốc gia

Là tập thể cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên từng môn thể thao và nhân viên y tế được thành lập để tập huấn và thi đấu quốc tế.

Thể thao chuyên nghiệp

Là hoạt động thể thao, trong đó huấn luyện viên, vận động viên lấy huấn luyện, biểu diễn, thi đấu thể thao là nghề của mình.

Phôi

 sản phẩm của quá trình phát triển do sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng.

Chỉ số phát triển giới (GDI)

Là số liệu tổng hợp phản ánh thực trạng bình đẳng giới, được tính trên cơ sở tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dục và thu nhập bình quân đầu người của nam và nữ.

Hoạt động bình đẳng giới

Là hoạt động do cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân thực hiện nhằm đạt mục tiêu bình đẳng giới.

Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Là biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới bằng cách xác định vấn đề giới, dự báo tác động giới của văn bản, trách nhiệm, nguồn lực để giải quyết vấn đề giới trong các quan hệ xã hội được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.

Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới

Là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.

Tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa

Bao gồm kết quả đánh giá sự phù hợp, tài liệu quảng cáo, giới thiệu tính năng, công dụng, đặc tính, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, hàng hóa.

Cơ quan có trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa (cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa)

Là cơ quan được phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa (kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa)

Là việc cơ quan nhà nước xem xét, đánh giá lại chất lượng sản phẩm, hàng hóa, quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ đã được đánh giá chất lượng bởi các tổ chức đánh giá sự phù hợp hoặc đã được áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng khác của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh.


Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 18.224.55.63
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!