PHÁP LÝ CHUYÊN SÂU
Tra cứu Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý
 
Lĩnh vực:
Tìm thấy 9563 thuật ngữ
Thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa

Là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân lắp dựng báo hiệu trên đường thủy nội địa, tại vị trí công trình, vật chướng ngại và các khu vực có hoạt động ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy nội địa. Báo hiệu được thiết lập phải theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam.

Người quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu

chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trực tiếp khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu hoặc tổ chức, cá nhân thuê cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu để khai thác hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.

Chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu

Là tổ chức, cá nhân sở hữu công trình cảng, bến thủy nội địa, phao neo, trụ neo và được giao sử dụng vùng đất, vùng nước của cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.

Bến phao

bến thủy nội địa sử dụng kết cấu nổi, phương tiện, pông - tông đặt tại một vị trí ổn định trên vùng nước để tiếp nhận phương tiện neo đậu xếp dỡ hàng hóa, đón, trả hành khách và thực hiện dịch vụ hỗ trợ khác.

Bến khách ngang sông

bến thủy nội địa chuyên phục vụ vận tải hành khách, hàng hóa từ bờ bên này sang bờ bên kia sông, kênh, rạch, hồ, đầm phá. Một vị trí bến ở mỗi phía bờ là một bến khách ngang sông.

Cảng, bến thủy nội địa chuyên dùng

Là cảng, bến thủy nội địa chỉ xếp, dỡ nguyên liệu, nhiên liệu, khoáng sản, vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất cho chủ cảng, bến đó hoặc phục vụ đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài.

Luồng chạy tàu thuyền

Là vùng nước được giới hạn bằng hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa để phương tiện đi lại thông suốt, an toàn (luồng đường thủy nội địa).

Kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Gồm: Luồng đường thủy nội địa, hành lang bảo vệ luồng, cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu, âu tàu, công trình đưa phương tiện qua đập thác; kè, đập giao thông; báo hiệu đường thủy nội địa và các công trình phụ trợ như mốc cao độ, mốc tọa độ, mốc chỉ giới hành lang bảo vệ luồng, nhà trạm; công trình, vật dụng kiến trúc, thiết bị phục vụ trực tiếp công tác quản lý, khai thác giao thông đường thủy nội địa.

Cấu kiện xây dựng

Là sản phẩm vật liệu xây dựng được chế tạo để lắp ghép thành kết cấu công trình.

Vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường

Bao gồm: Vật liệu xây không nung, vật liệu xây dựng được sản xuất từ việc sử dụng chất thải làm nguyên liệu hoặc nhiên liệu, vật liệu xây dựng có tính năng tiết kiệm năng lượng vượt trội so với vật liệu cùng chủng loại.

Vật liệu xây dựng

Là sản phẩm, hàng hóa được sử dụng để tạo nên công trình xây dựng, trừ các trang thiết bị điện và thiết bị công nghệ.

Chi phí chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng

Gồm chi phí để thực hiện các công việc: khảo sát xây dựng; lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có); lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án.

Giá gói thầu xây dựng

Là giá trị của gói thầu xây dựng được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu làm cơ sở để lựa chọn nhà thầu. Giá gói thầu xây dựng gồm toàn bộ chi phí cần thiết được tính đúng, tính đủ để thực hiện gói thầu xây dựng, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phíthuế.

Dự toán xây dựng công trình

Là toàn bộ chi phí cần thiết dự tính để xây dựng công trình được xác định theo thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Tổng mức đầu tư xây dựng

Là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xác định phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.

Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng

Là ước tính chi phí đầu tư xây dựng của dự án trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng. Nội dung sơ bộ tổng mức đầu tư, gồm: chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có); chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác; chi phí dự phòng.

Khu vực biển liên vùng

Là khu vực biển có phạm vi thuộc hai hay nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển hoặc có một phần diện tích nằm trong vùng biển 06 hải lý và có một phần diện tích nằm ngoài vùng biển 06 hải lý.

Khu vực biển giao cho tổ chức, cá nhân

Là một phần của vùng biển Việt Nam có vị trí, tọa độ, ranh giới, diện tích, độ sâu cụ thể được xác định bởi một hoặc nhiều thành phần bao gồm mặt biển, khối nước biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển được xác định và thể hiện trên sơ đồ khu vực biển.


Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.211.71
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!