PHÁP LÝ CHUYÊN SÂU
Tra cứu Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý
 
Lĩnh vực:
Tìm thấy 9563 thuật ngữ
Người nhận chuyển nhượng, chuyển giao của đối tượng được bảo lãnh (trong quản lý bảo lãnh Chính phủ)

Là người nhận toàn bộ hoặc một phần các quyền và nghĩa vụ của đối tượng được bảo lãnh trong giao dịch chuyển nhượng khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, được người bảo lãnh và người nhận bảo lãnh chấp thuận.

Ngân hàng phục vụ (trong bảo lãnh chính phủ)

Là ngân hàng nơi đối tượng được bảo lãnh là doanh nghiệp mở tài khoản dự án, tài khoản vay, trả nợ nước ngoài và thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới việc giám sát rút vốn, trả nợ, tài sản bảo đảm của dự án vay vốn được Chính phủ bảo lãnh.

Người nhận bảo lãnh (trong quản lý bảo lãnh Chính phủ)

Là người có quyền thụ hưởng Thư bảo lãnh do Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ phát hành. Người nhận bảo lãnh bao gồm người cho vay, người sở hữu trái phiếu và những người nhận chuyển nhượng, những người nhận chuyển giao hp pháp của người cho vay, người sở hữu trái phiếu và được gọi chung là Bên cho vay trong các thỏa thuận vay, phát hành trái phiếu.

Người bảo lãnh (trong quản lý bảo lãnh Chính phủ)

Chính phủ, do Bộ Tài chính là đại diện chính thức hay còn gọi là cơ quan cấp và quản lý bảo lãnh theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Quản lý nợ công.

Nghĩa vụ thanh toán (trong quản lý bảo lãnh Chính phủ)

Là các khoản phải trả gồm nợ gốc, nợ lãi theo quy định trong thỏa thuận vay cụ thể, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và được nêu trong Thư bảo lãnh.

Hệ số trả nợ dài hạn

Là hệ số phản ánh khả năng thanh toán nợ dài hạn, được tính bằng tỷ lệ giữa tổng tài sản dài hạn so với tổng nợ dài hạn của doanh nghiệp.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Là hệ số phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, được tính bằng tỷ lệ giữa tổng tài sản ngắn hạn so với tổng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Là tổng nợ phải trả (bao gồm nợ ngn hạn và nợ dài hạn) so với tổng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Đại diện tiếp nhận hồ sơ tố tụng (trong quản lý bảo lãnh Chính phủ)

Là tổ chức được ủy quyền đ tiếp nhận, xác nhận việc đã nhận được các hồ sơ tố tụng liên quan đến Thư bảo lãnh Chính phủ và chuyển toàn bộ hồ sơ tố tụng cho Bộ Tài chính.

Công cụ nợ chuẩn

Là các mã trái phiếu chuẩn được chủ thể tổ chức phát hành lựa chọn và công bố để nhà tạo lập thị trường thực hiện nghĩa vụ chào giá với cam kết chắc chắn.

Hợp đồng ủy quyền cho vay lại (vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ)

Là hợp đồng ký giữa Bộ Tài chính với cơ quan được ủy quyền cho vay lại để ủy quyền việc thực hiện cho vay lại quản lý khoản vay lại và thu hồi nợ, bao gồm cả phương thức cơ quan được ủy quyền cho vay lại chịu rủi ro tín dụng.

Hợp đồng cho vay lại (vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ)

Là hợp đồng hoặc hiệp định vay phụ ký giữa Bộ Tài chính hoặc cơ quan được ủy quyền cho vay lại với bên vay lại về việc cho vay lại.

Thỏa thuận vay nước ngoài

Là các hiệp định, hợp đồng, thỏa thuận vay vốn ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ với bên cho vay nước ngoài.

Hạn mức vay nước ngoài trung, dài hạn theo phương thức tự vay tự trả

Là mức vay thương mại nước ngoài trung, dài hạn của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hợp tác xã, liên minh hợp tác xã được xác định bằng số tiền vay thực nhận trừ đi số trả nợ gốc trong kỳ tính hạn mức.

Hạn mức vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài về cho vay lại

Là mức tối đa Chính phủ vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài về để cho vay lại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong 01 năm hoặc 05 năm, được xác định bằng số tiền vay thực nhận trừ số trả nợ gốc.

Rủi ro danh mục nợ công

Là các rủi ro có thể xảy ra đối với danh mục nợ công khi có những biến động về thị trường, tín dụng, thanh khoản, tỷ giá hối đoái, lãi suất và rủi ro trong quá trình huy động, sử dụng và trả nợ của Chính phủ.

Vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung

Là vùng sản xuất tập trung một hay một nhóm sản phẩm nông nghiệp cùng loại có quy mô phù hợp với từng loại hình sản xuất và điều kiện của mỗi địa phương, tuân thủ các quy định của Nhà nước về an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường, có liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Người quản lý Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Là người giữ chức danh, chức vụ gồm: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.

Đầu tư tăng vốn (của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam)

Là việc tăng vốn của TKV tại các doanh nghiệp khác bằng tiền mặt hoặc tài sản, không bao gồm các hình thức tăng vốn thông qua các nghiệp vụ chia cổ phiếu thưởng, trả cổ tức bằng cổ phiếu.

Kế hoạch phối hợp kinh doanh trong Tập đoàn các công ty TKV

Là kế hoạch phối hợp hành động để khai thác tối đa năng lực, lợi thế của mỗi đơn vị, khai thác có hiệu quả thị trường nội bộ nhằm đạt được mục tiêu chiến lược của Tập đoàn các công ty TKV và hiệu quả chung cao nhất nhưng không làm tổn hại đến lợi ích của các đơn vị tham gia. Việc tham gia thực hiện kế hoạch phối hợp kinh doanh được thể hiện bằng hợp đồng giữa các đơn vị tham gia. Trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh của TKV và đặc thù của các đơn vị tham gia, hợp đồng triển khai kế hoạch phối hợp kinh doanh bao gồm các chỉ tiêu kế hoạch (như: các chỉ tiêu sản lượng sản xuất, quản trị tài nguyên, lao động, doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các chỉ tiêu khác), quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia phối hợp kinh doanh.


Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 52.15.68.97
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!