PHÁP LÝ CHUYÊN SÂU
Tra cứu Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý
 
Lĩnh vực:
Tìm thấy 9517 thuật ngữ
Dự thảo 5

Là dự thảo được chỉnh lý về mặt kỹ thuật sau khi tiếp thu ý kiến của Chính phủ và trước khi Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ ký hoặc ủy quyền ký trình Quốc hội đi với dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội đối với dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; trước khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành đối với dự thảo nghị định; sau khi tiếp thu ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đối với dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; ý kiến của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trước khi ký ban hành đối với thông tư và thông tư liên tịch; nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Dự thảo 4

Là dự thảo đã tiếp thu ý kiến thẩm định và trình Chính phủ xem xét, quyết định việc trình Quốc hội đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội đối với dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; trình Chính phủ xem xét, thông qua đối với dự thảo nghị định; trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành đối với dự thảo quyết định; trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ xem xét, ban hành đối với dự thảo thông tư và thông tư liên tịch; trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc trình Hội đồng nhân dân đối với nghị quyết của Hội đồng nhân dân; trình Ủy ban nhân dân xem xét, ban hành quyết định.

Dự thảo 2

Là dự thảo được Thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo quyết định gửi và đăng trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ hoặc của cơ quan chủ trì soạn thảo, Cổng thông tin điện tử của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến.

Tổng rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Là việc xem xét, đánh giá toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do tất cả các cơ quan, người có thẩm quyền ban hành trong một khoảng thời gian cụ thể.

Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật

Là việc xem xét, đánh giá, kết luận về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật được kiểm tra và xử lý văn bản trái pháp luật.

Công báo

Là ấn phẩm thông tin chính thức của Nhà nước, do Chính phủ thống nhất quản lý, đăng văn bản quy phạm pháp luật, điều ước quốc tế đã có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các văn bản pháp luật khác theo quy định tại Nghị định 34/2016/NĐ-CP.

Văn bản chấp thuận mở, đóng sân bay chuyên dùng

Là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ sở hữu sân bay chuyên dùng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, mở, đóng sân bay chuyên dùng.

Đơn vị tư vấn (sân bay chuyên dùng)

Là đơn vị có đủ điều kiện năng lực phù hợp với việc thực hiện công tác thiết kế, kiểm định, thí nghiệm, quản lý dự án, giám sát thi công và công việc tư vấn khác có liên quan đến sân bay chuyên dùng.

Người khai thác sân bay chuyên dùng

Là tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra văn bản chấp thuận mở, đóng sân bay chuyên dùng, bãi cất, hạ cánh.

Chủ sở hữu sân bay chuyên dùng

Là tổ chức, cá nhân bỏ vốn đầu tư xây dựng hoặc mua lại, hoặc được giao tài sản gắn liền với mặt đất, mặt nước, công trình nhân tạo để xây dựng, quản lý, khai thác sân bay chuyên dùng.

Mức cao sân bay chuyên dùng, bãi cất, hạ cánh

Là cao độ của điểm cao nhất của đường cất, hạ cánh, bãi đỗ so với mực nước biển trung bình.

Tĩnh không sân bay chuyên dùng

Là phần không gian an toàn xung quanh sân bay để tàu bay thực hiện giai đoạn cất cánh, lên cao, hạ thấp độ cao, hạ cánh và bay theo các đường bay.

Vùng phụ cận sân bay chuyên dùng

Là vùng đất đai xung quanh sân bay hoặc dải mặt nước, công trình nhân tạo trong đó được quy định về độ cao chướng ngại vật hàng không để bảo đảm an toàn.

Kết cấu hạ tầng sân bay chuyên dùng

Bao gồm: Có thể đầy đủ hệ thống đường cất, hạ cánh, đường lăn, sân đỗ, bãi đỗ, dải mặt nước phục vụ tàu bay cất, hạ cánh; lề, dải bảo hiểm và các công trình, khu phụ trợ khác của sân bay; hàng rào, phao phân định ranh giới, đường giao thông sân bay; các công trình nhà ga, nhà kho, đài chỉ huy và các cơ sở đài, trạm, xưởng phục vụ hoạt động bay; hạ tầng cung cấp nhiên liệu, cấp điện, cấp và thoát nước, phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn, phòng chống cháy nổ tại sân bay.

Điểm quy chiếu sân bay chuyên dùng

Là điểm quy ước xác định vị trí của sân bay, theo hệ tọa độ VN2000 hoặc WGS-84 (kinh độ, vĩ độ, phút, giây).

Sân đỗ tàu bay

Là khu vực được xác định trong sân bay, trên mặt đất, mặt nước, trên các công trình nhân tạo dành cho tàu bay đỗ để phục vụ hành khách lên, xuống; xếp, dỡ hành lý, hàng hóa; tiếp nhiên liệu; phục vụ kỹ thuật hoặc làm công tác chuẩn bị cho chuyến bay tiếp theo.

Đường lăn

Là đường nối các thành phần khu bay, sử dụng cho tàu bay di chuyển bằng cách tự lăn, tự bơi hoặc kéo dắt.

Đường cất, hạ cánh

Là khu vực được quy định trong sân bay, dải mặt nước dùng cho tàu bay cất và hạ cánh.

Bãi cất, hạ cánh

Là khu vực được chuẩn bị sẵn trên mặt đất, mặt nước hoặc công trình nhân tạo để bảo đảm cho tàu bay chuyên dùng cất, hạ cánh.

Tàu bay chuyên dùng

Là các loại trực thăng, thủy phi cơ, tàu bay cánh bằng loại nhỏ, tàu bay không người lái sử dụng đường băng bằng vật liệu hoặc đất, mặt nước.


Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 13.58.207.196
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!