PHÁP LÝ CHUYÊN SÂU
Tra cứu Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý
 
Lĩnh vực:
Tìm thấy 9463 thuật ngữ
Nhà xuất khẩu (trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN)

Là cá nhân hoặc pháp nhân thường trú hoặc có trụ sở tại lãnh thổ của một Nước thành viên, nơi hàng hóa được xuất khẩu bởi chính nhà xuất khẩu đó.

C/O điện tử

Là C/O được xây dựng theo tài liệu “Hướng dẫn Thực hiện thông điệp và Đặc tả xử lý C/O mẫu D ATIGA điện tử” và được truyền theo phương thức điện tử giữa các Nước thành viên thông qua Cơ chế một cửa ASEAN theo các quy định về an toàn và bảo mật thông, tin nêu tại Điều 9 của Nghị định thư về Khung pháp lý thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN năm 2015.

Tổ chức cấp C/O

Là cơ quan, tổ chức được Chính phủ Nước thành viên xuất khẩu giao hoặc ủy quyền cấp C/O.

Đánh giá chất lượng tài liệu khí tượng trên cao, ra đa thời tiết, ô-dôn và bức xạ cực tím

Là hoạt động xác định bằng định lượng điểm số đạt được trên tổng số điểm chuẩn và xếp loại chất lượng tài liệu.

Tài liệu khí tượng trên cao

Là các sản phẩm dạng giấy và vật mang tin, gồm tài liệu thám không vô tuyến và tài liệu gió trên cao.

Mã xét tuyển

Là một mã số quy ước thống nhất trong cơ sở đào tạo dùng để định danh một nhóm ngành, một ngành hoặc một chương trình đào tạo, cùng với phương thức tuyển sinh được áp dụng.

Mã trường

Là một mã số quy ước thống nhất toàn quốc dùng để định danh một cơ sở đào tạo.

Thi trực tuyến (trong tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành mầm non)

Là hình thức tổ chức thi có người coi thi trực tuyến và giám sát bằng công nghệ; thí sinh làm bài trên máy tính, thiết bị nối mạng hoặc trả lời phỏng vấn qua mạng.

Thi trực tiếp (trong tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành mầm non)

Là hình thức tổ chức thi có người coi thi trực tiếp; thí sinh làm bài trên giấy hoặc trên máy tính, thiết bị nối mạng hoặc trả lời phỏng vấn trước hội đồng.

Kỳ thi bổ trợ (trong tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành mầm non)

Là kỳ thi được tổ chức bổ sung cho phương thức tuyển sinh (như thi năng khiếu, thi tài năng, phỏng vấn) để lấy kết quả làm một căn cứ, một tiêu chí phục vụ xét tuyển.

Điểm ưu tiên (trong tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành mầm non)

Là số điểm chênh lệch giữa mức điểm trúng tuyển áp dụng cho nhóm thí sinh được ưu tiên so với mức điểm trúng tuyển bình thường; hay cũng chính là số điểm mà nhóm thí sinh được cộng vào điểm xét để áp dụng mức điểm trúng tuyển bình thường.

Điểm trúng tuyển (của một nhóm ngành, một ngành, một chương trình đào tạo)

Là ngưỡng điểm mà những thí sinh (đã đăng ký nguyện vọng vào ngành, chương trình đào tạo đó) có điểm xét bằng hoặc cao hơn sẽ đủ điều kiện trúng tuyển.

Tiêu chí đánh giá (trong tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành mầm non)

Là những yếu tố được dùng trong kỳ thi, kiểm tra, đánh giá năng lực của thí sinh nhằm phân loại thí sinh theo mức độ đáp ứng yêu cầu đầu vào của chương trình đào tạo.

Xét tuyển thẳng (trong tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành mầm non)

Là việc công nhận trúng tuyển đối với những đối tượng theo quy định của Quy chế này và đã đáp ứng yêu cầu về điều kiện dự tuyển nhưng không cần xét tới ngưỡng đầu vào.

Ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào (trong tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành mầm non)

Là yêu cầu tối thiểu về năng lực học tập thể hiện ở kết quả học tập, kết quả thi, đánh giá để thí sinh có khả năng theo học và hoàn thành chương trình đào tạo.

Ngưỡng đầu vào (trong tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành mầm non)

Là yêu cầu tối thiểu về năng lực học tập thể hiện ở kết quả học tập, kết quả thi, đánh giá để thí sinh có khả năng theo học và hoàn thành chương trình đào tạo.

Xử lý nguyện vọng (trong tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành mầm non)

Là quy trình xử lý trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung để xác định nguyện vọng cao nhất trong số nguyện vọng mà thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển, trên cơ sở đó lập danh sách thí sinh trúng tuyển.

Xét tuyển

Là quy trình xử lý riêng tại các cơ sở đào tạo (hoặc xử lý chung theo nhóm cơ sở đào tạo) để xác định điều kiện trúng tuyển và lập danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển vào một chương trình đào tạo, ngành đào tạo, căn cứ các tiêu chí xét tuyển do cơ sở đào tạo xác định.

Phạm vi tuyển sinh

Là các chương trình, ngành, nhóm ngành, lĩnh vực và hình thức đào tạo được tổ chức tuyển sinh trong một đợt, hoặc theo một phương thức tuyển sinh nhất định.

Lĩnh vực đào tạo (của giáo dục đại học)

Là tập hợp một số nhóm ngành đào tạo có những đặc điểm chung về chuyên môn hoặc nghề nghiệp theo phân loại trong Danh mục giáo dục, đào tạo cấp II thuộc Danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân.


Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.27.129
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!