Yêu cầu về thiết kế, thi công xây dựng đối với đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt, lớn được quy định như thế nào?
Thiết kế, thi công xây dựng đối với đập, hồ chứa nước có những yêu cầu gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định về yêu cầu về thiết kế, thi công xây dựng đập, hồ chứa nước như sau:
Yêu cầu về thiết kế, thi công xây dựng đập, hồ chứa nước
1. Thiết kế, thi công xây dựng đập, hồ chứa nước phải tuân thủ quy định của pháp luật về xây dựng, quy định khác của pháp luật có liên quan và quy định sau:
a) Đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước phải đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 17 Luật Thủy lợi;
b) Việc bố trí tổng thể và thiết kế kết cấu đập phải tạo thuận lợi cho công tác quản lý an toàn đập, ứng cứu đập khi xảy ra sự cố và bảo trì, nâng cấp, sửa chữa khi công trình bị hư hỏng;
c) Quy trình vận hành cửa van, quy trình bảo trì cho từng hạng mục công trình phải được lập, phê duyệt cùng với hồ sơ thiết kế và bàn giao cho chủ quản lý đập, hồ chứa nước khi bàn giao đưa công trình vào khai thác;
d) Đối với cửa van của tràn xả lũ vận hành bằng điện phải có ít nhất hai nguồn điện, trong đó có một nguồn bằng máy phát điện dự phòng;
đ) Bố trí thiết bị quan trắc công trình đập, hồ chứa nước theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành và quy định của pháp luật có liên quan;
e) Đối với đập, hồ chứa nước có cửa van điều tiết lũ phải lắp đặt hệ thống giám sát vận hành; thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập; thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng trên lưu vực hồ chứa nước;
g) Đối với đập, hồ chứa nước lớn có tràn tự do phải lắp đặt thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập; thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng trên lưu vực hồ chứa nước;
...
Theo đó, khi thiết kế, thi công xây dựng đối với đập, hồ chứa nước thì phải tuân thủ quy định của pháp luật về xây dựng, quy định khác của pháp luật có liên quan và các quy định tại khoản 1 Điều 5 nêu trên.
Trong đó có yêu cầu việc bố trí tổng thể và thiết kế kết cấu đập phải tạo thuận lợi cho công tác quản lý an toàn đập, ứng cứu đập khi xảy ra sự cố và bảo trì, nâng cấp, sửa chữa khi công trình bị hư hỏng.
Thi công xây dựng đập, hồ chứa nước (Hình từ Internet)
Yêu cầu về thiết kế, thi công xây dựng đối với đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt, lớn được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định về yêu cầu về thiết kế, thi công xây dựng đập, hồ chứa nước như sau:
Yêu cầu về thiết kế, thi công xây dựng đập, hồ chứa nước
...
2. Đối với đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt, lớn, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, chủ đầu tư còn phải thực hiện quy định sau đây:
a) Các công trình lấy nước, công trình tháo nước có đáy đặt sâu dưới đỉnh đập phải có chiều cao, chiều rộng thích hợp để kiểm tra, sửa chữa công trình;
b) Xây dựng đường quản lý để ứng cứu đập trong tình huống khẩn cấp; xây dựng nhà điều hành phục vụ công tác quản lý, khai thác và trực ban phòng, chống thiên tai tại công trình.
...
Theo đó, khi thiết kế, thi công xây dựng đối với đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt, lớn thì ngoài việc tuân thủ các quy định tại khoản 1 Điều 5 nêu trên, chủ đầu tư còn phải thực hiện các yêu cầu được quy định tại khoản 2 Điều 5 nêu trên.
Trong đó có yêu cầu xây dựng đường quản lý để ứng cứu đập trong tình huống khẩn cấp; xây dựng nhà điều hành phục vụ công tác quản lý, khai thác và trực ban phòng, chống thiên tai tại công trình.
Trách nhiệm của chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước trong quá trình thi công?
Căn cứ khoản 4, khoản 5 Điều 5 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước trong quá trình thi công như sau:
Yêu cầu về thiết kế, thi công xây dựng đập, hồ chứa nước
...
4. Trong quá trình thi công, chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước có trách nhiệm:
a) Lập phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập theo quy định tại Điều 6 Nghị định này, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 7 Nghị định này;
b) Tổ chức lập, phê duyệt và thực hiện phương án ứng phó thiên tai theo quy định tại Điều 22 Luật phòng, chống thiên tai.
5. Chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước có trách nhiệm lập phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp theo quy định tại Điều 25, Điều 26 Nghị định này, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước khi tích nước và bàn giao cho tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước, cơ quan quản lý nhà nước về thủy lợi, thủy điện, phòng, chống thiên tai.
Theo đó, trong quá trình thi công, chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước có những trách nhiệm được quy định tại khoản 4 Điều 5 nêu trên.
Ngoài ra, chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước có trách nhiệm lập phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp theo quy định tại Điều 25, Điều 26 Nghị định 114/2018/NĐ-CP để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước khi tích nước và bàn giao cho tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước, cơ quan quản lý nhà nước về thủy lợi, thủy điện, phòng, chống thiên tai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.