Yêu cầu chung đối với việc khảo sát sơ bộ điều kiện địa hình để lập báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô là gì?

Tôi muốn biết các yêu cầu chung đối với việc khảo sát sơ bộ điều kiện địa hình để lập báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô là gì? Các công việc chính cần thực hiện trong bước khảo sát đất sụt lập báo cáo nghiên cứu khả thi gồm những gì? Bước chuẩn bị trong phòng, cần sưu tầm và thu thập những tài liệu gì?

Yêu cầu chung đối với việc khảo sát sơ bộ điều kiện địa hình để lập báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô là gì?

Căn cứ tiểu mục 6.1.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13346:2021 về Công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô - Yêu cầu khảo sát và thiết kế, yêu cầu chung đối với việc khảo sát sơ bộ điều kiện địa hình để lập báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô được quy định như sau:

"6.1 Khảo sát sơ bộ địa hình
6.1.1 Yêu cầu chung của khảo sát sơ bộ điều kiện địa hình
a) Nhiệm vụ của khảo sát địa hình để lập báo cáo BCNCKT là thu thập các số liệu cần thiết phục vụ cho việc lập thiết kế cơ sở xây dựng các công trình phòng hộ hoặc xử lý hiện tượng đất sụt trên đường giao thông.
Quá trình khảo sát địa hình phải nghiên cứu các điều kiện tự nhiên của vùng có nguy cơ hoặc đã xảy ra hiện tượng đất sụt. Ngoài ra cần chú ý tận dụng những tài liệu khảo sát đã được tiến hành những năm trước (nếu có).
b) Kết quả khảo sát sơ bộ địa hình cần đạt được gồm có:
- Phải thu thập hoặc lập sơ bộ được bình đồ đoạn tuyến qua khu vực có nguy cơ xảy ra hoặc đã xảy ra đất sụt. Trên đó, cần thể hiện được các dấu hiệu đặc trưng như sau:
+ Bình đồ có trải đường đồng mức 1m, thể hiện được đoạn đường và khu vực đất sụt;
+ Bình đồ phản ảnh địa mạo, các lưu vực, khe tụ thủy, khe xói, ký hiệu vành đai sụt;
+ Bình đồ phản ảnh được quy mô và phạm vi khối đất sụt.
+ Thể hiện sơ bộ các vị trí vết lộ vách trượt, khe nứt,... (xem Phụ lục C);
+ Thể hiện sơ bộ các vết nứt cắt ngang mặt đường hoặc mép đường (nếu có);
+ Mặt bằng tim tuyến phải đầy đủ tên cọc, cao độ, lý trình và bảng các yếu tố đường cong;
+ Hướng tuyến tại 2 đầu đoạn tuyến phải gắn với các địa danh và định vị theo góc phương vị.
- Phải thu thập hoặc lập sơ bộ hình cắt dọc tim đường của đoạn tuyến đi qua khu vực có nguy cơ xảy ra sụt trượt đất hoặc đã xảy ra sụt trượt đất. Tỷ lệ dài của hình cắt dọc phải phù hợp với tỷ lệ của bình đồ, trên đó, phải thể hiện rõ đoạn nền đường bị sụt lún do trượt đất gây ra (nếu có).
- Phải thu thập hoặc lập sơ bộ được một số trắc ngang địa hình theo hướng vuông góc với tim đường của đoạn tuyến đi qua khu vực có nguy cơ xảy ra sụt trượt đất hoặc đã xảy ra sụt trượt đất. Trên đó, phải thể hiện sát với thực tế hình dạng địa hình mái dốc; vị trí xuất hiện các vết nứt; các vị trí và độ dốc của vách trượt; vị trí lưỡi trượt (nếu có) và các vị trí phát hiện vết lộ đá, vết lộ nước ngầm.
- Phải lập được báo cáo khảo sát địa hình trên đoạn tuyến đi qua khu vực có nguy cơ xảy ra sụt trượt đất hoặc đã xảy ra sụt trượt đất theo quy định hiện hành. Trong đó, phải có nhận xét về nguy cơ hoặc thực trạng tình hình sụt trượt đất trên đoạn tuyến đã đo đạc và sơ bộ đánh giá, phân loại về hình loại và quy mô khối trượt"

Khảo sát sơ bộ điều kiện địa hình để lập báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô

Khảo sát sơ bộ điều kiện địa hình để lập báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô (Hình từ Internet)

Các công việc chính cần thực hiện trong bước khảo sát đất sụt lập báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô là gì?

Theo quy định tại tiểu mục 6.1.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13346:2021 về Công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô - Yêu cầu khảo sát và thiết kế, các công việc chính cần thực hiện trong bước khảo sát đất sụt lập báo cáo nghiên cứu khả thi được liệt kê cụ thể như sau:

"6.1 Khảo sát sơ bộ địa hình
...
6.1.2 Các công việc chính cần thực hiện trong bước khảo sát đất sụt lập BCNCKT
- Chuẩn bị trong phòng;
- Thị sát hiện trường;
- Lập nhiệm vụ và phương án khảo sát;
- Tiến hành khảo sát, đo đạc ngoài hiện trường."

Bước chuẩn bị trong phòng, cần sưu tầm và thu thập những tài liệu gì để lập báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô?

Theo quy định tại tiểu mục 6.1.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13346:2021 về Công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô - Yêu cầu khảo sát và thiết kế, cần sưu tầm những tài liệu sau:

"6.1 Khảo sát sơ bộ địa hình
...
6.1.3 Bước chuẩn bị trong phòng, cần sưu tầm và thu thập những tài liệu sau:
- Tài liệu điều tra kinh tế và tài liệu khảo sát trước đây đã thực hiện liên quan đến đoạn tuyến;
- Các tài liệu thu thập về tình hình sụt trượt đất và hậu quả gây ra trên đoạn tuyến;
- Các điểm khống chế bắt buộc tuyến phải qua hoặc khả năng có phương án tránh tuyến;
- Tài liệu khí tượng thủy văn, thổ nhưỡng, địa chất và địa chất thủy văn;
- Bản đồ địa hình vùng tuyến đi qua có trải đường đồng mức (tỷ lệ 1:25 000 hoặc 1:50 000);
- Bản đồ địa hình có trải đường đồng mức và có đoạn đường giao thông thuộc phạm vi dự án đi qua. Tỷ lệ bản đồ 1:50 000 đến 1:25 000;
- Bản đồ địa chất khu vực, tỷ lệ 1:50 000 đến 1:25 000;
- Bản đồ địa chất cấu tạo, tỷ lệ 1:50 000 đến 1:25 000 (nếu có);
- Chuẩn bị địa bàn, thước dây, clizimetre, ống nhòm, máy ảnh, máy tính xách tay."
MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

4,182 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào