Xe ô tô thay đổi hệ thống phanh so với hồ sơ thiết kế ban đầu đã được thẩm định thì có cần phải thẩm định lại không?
Hồ sơ thiết kế xe ô tô sẽ do cơ quan nào tiến hành thẩm định?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 25/2019/TT-BGTVT quy định về cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định xe ô tô như sau:
Thẩm định thiết kế
1. Hồ sơ thiết kế ô tô phải được Cơ quan QLCL thẩm định.
...
Bên cạnh đó, tại Điều 3 Thông tư 25/2019/TT-BGTVT định nghĩa về Cơ quan QLCL như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
8. Cơ sở sản xuất là cơ sở sản xuất linh kiện có đủ điều kiện theo các quy định hiện hành hoặc là cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô có đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp theo quy định tại Nghị định 116;
9. Cơ sở thiết kế là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
10. Cơ quan quản lý chất lượng (gọi tắt là Cơ quan QLCL) là Cục Đăng kiểm Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải;
...
Theo đó, Cơ quan QLCL (Cơ quan quản lý chất lượng) Là Cục Đăng kiểm Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ thiết kế xe ô tô.
Xe ô tô thay đổi hệ thống phanh so với hồ sơ thiết kế ban đầu đã được thẩm định thì có cần phải thẩm định lại không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ thiết kế xe ô tô được cơ quan có thẩm quyền lưu trữ trong thời hạn bao nhiêu năm?
Căn cứ Điều 17 Thông tư 25/2019/TT-BGTVT quy định về trách nhiệm của Cơ quan QLCL như sau:
Trách nhiệm của Cơ quan QLCL
....
9. Lưu trữ hồ sơ thiết kế, hồ sơ đăng ký chứng nhận chất lượng kiểu loại sản phẩm ít nhất 05 năm kể từ thời điểm doanh nghiệp thông báo tới Cơ quan QLCL ngừng sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu kiểu loại sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc kể từ thời điểm Giấy chứng nhận cấp cho kiểu loại sản phẩm hết hiệu lực. Trường hợp hồ sơ bằng giấy đã được điện tử hóa để lưu trữ theo quy định thì cho phép hủy hồ sơ bằng giấy sau 03 năm kể từ khi cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế.
Như vậy, hồ sơ thiết kế xe ô tô sẽ được Cơ quan QLCL lưu trữ trong thời hạn ít nhất là 05 năm kể từ thời điểm doanh nghiệp thông báo tới Cơ quan QLCL ngừng sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu kiểu loại sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc kể từ thời điểm Giấy chứng nhận cấp cho kiểu loại sản phẩm hết hiệu lực.
Trong trường hợp hồ sơ bằng giấy đã được điện tử hóa để lưu trữ theo quy định thì cho phép hủy hồ sơ bằng giấy sau 03 năm kể từ khi cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế.
Xe ô tô thay đổi hệ thống phanh so với hồ sơ thiết kế ban đầu đã được thẩm định thì có cần phải thẩm định lại không?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 25/2019/TT-BGTVT quy định về trường hợp phải thẩm định lại hồ sơ thiết kế xe ô tô như sau:
Thẩm định thiết kế
...
3. Thẩm định lại hồ sơ thiết kế
Cơ sở thiết kế lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 liên quan đến các nội dung thay đổi của hồ sơ thiết kế gửi tới Cơ quan QLCL đề nghị xem xét thẩm định lại trong các trường hợp sau:
a) Có sự thay đổi, bổ sung, sửa đổi hồ sơ thiết kế so với hồ sơ thiết kế đã được thẩm định nhưng vẫn đáp ứng về sản phẩm cùng kiểu loại được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Có sự thay đổi của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trừ trường hợp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của kiểu loại sản phẩm đã được cấp vẫn còn hiệu lực.
4. Cơ sở thiết kế phải lập hồ sơ thiết kế mới nếu các nội dung bổ sung, sửa đổi không đáp ứng được các yêu cầu về sản phẩm cùng kiểu loại được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo quy định thì nếu xe ô tô có sự thay đổi hồ sơ thiết kế so với hồ sơ thiết kế đã được thẩm định nhưng vẫn đáp ứng về sản phẩm cùng kiểu loại thì cần phải tiến hành thẩm định lại hồ sơ thiết kế xe ô tô.
Dẫn chiếu Phụ lục I ban hàn kèm theo Thông tư 25/2019/TT-BGTVT quy định về sản phẩm cùng kiểu loại như sau:
Phụ lục I
SẢN PHẨM CÙNG KIỂU LOẠI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2019/TT-BGTVT, ngày 05 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
1. Sản phẩm cùng kiểu loại là các sản phẩm của cùng một chủ sở hữu công nghiệp, cùng nhãn hiệu, thiết kế và các thông số kỹ thuật, được sản xuất theo cùng một dây chuyền công nghệ.
2. Đối với các ô tô có sự thay đổi nhằm tăng tính tiện nghi và thẩm mỹ vẫn có thể coi là sản phẩm cùng kiểu loại nếu sản phẩm vẫn thỏa mãn các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành và không thay đổi các thông số kỹ thuật dưới đây:
- Loại phương tiện;
- Nhãn hiệu;
- Kích thước và khối lượng cơ bản của ô tô (sai lệch không vượt quá giới hạn sai số cho phép được quy định tại các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành);
- Số người cho phép chở kể cả người lái;
- Kiểu dáng, kết cấu của cabin, khung hoặc thân vỏ ô tô;
- Kiểu loại động cơ, hộp số, cầu chủ động;
- Loại nhiên liệu sử dụng;
- Hệ thống phanh: kiểu dẫn động, cơ cấu phanh;
- Hệ thống lái: kiểu cơ cấu lái;
- Hệ thống treo: kiểu hệ thống treo, kiểu kết cấu của bộ phận đàn hồi;
- Hệ thống chuyển động: kiểu loại cầu bị động;
- Thiết bị đặc trưng (nếu có): thiết bị chuyên dùng, cơ cấu chuyên dùng.
3. Trường hợp ô tô có sự thay đổi như thay đổi cách bố trí chỗ ngồi, cỡ lốp, thay đổi một số kết cấu thùng chở hàng, cửa lên xuống khoang hành khách, kiểu đèn và vị trí lắp đặt đèn, kết cấu của hệ thống xử lý khí thải và các trường hợp thay đổi khác nhưng vẫn thỏa mãn các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành và không thay đổi các thông số kỹ thuật nêu tại mục 2 của Phụ lục này thì vẫn được coi là sản.
*Tải Phụ lục I tại đây: TẢI VỀ
Từ các quy định trên thì trường hợp xe ô tô thay đổi hệ thống phanh (kiểu dẫn động, cơ cấu phanh) thì đáp ứng yêu cầu về sản phẩm cùng kiểu loại. Do đó cơ sở thiết kế phải tiến hành thẩm định lại đối với hồ sơ thiết kế xe ô tô.
Lưu ý: Cơ sở thiết kế phải lập hồ sơ thiết kế mới nếu các nội dung bổ sung, sửa đổi không đáp ứng được các yêu cầu về sản phẩm cùng kiểu loại được quy định tại Phụ lục I ban hàn kèm theo Thông tư 25/2019/TT-BGTVT. TẢI VỀ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.