Xác định mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước theo nguyên tắc nào?

Cho tôi hỏi xác định mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước theo nguyên tắc nào? Những trường hợp nào không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước? Văn phòng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm gì đối với công tác xử phạt vi phạm hành chính? Câu hỏi của anh N.M.K (Long An).

Những trường hợp nào không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước?

Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước được quy định tại Hướng dẫn về thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Điều 4 Quyết định 811/QĐ-KTNN năm 2023 như sau:

Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước
Không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước đối với các trường hợp sau đây:
1. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
2. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
3. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
4. Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính.

Theo đó, những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước bao gồm:

- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;

- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;

- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;

- Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính.

Xác định mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước theo nguyên tắc nào?

Xác định mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)

Xác định mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước theo nguyên tắc nào?

Nguyên tắc xác định mức phạt tiền quy định tại Hướng dẫn về thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Điều 3 Quyết định 811/QĐ-KTNN năm 2023 như sau:

Nguyên tắc xác định mức phạt tiền
Nguyên tắc xác định mức phạt tiền cụ thể đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13 và Điều 14 của Pháp lệnh số 04/2023/UBTVQH15 như sau:
1. Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó.
2. Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
3. Trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được áp dụng theo nguyên tắc sau đây:
a) Khi xác định mức phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng;
b) Trong trường hợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa của khung tiền phạt.
4. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng được thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Theo đó, xác định mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước theo nguyên tắc như sau:

- Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó.

- Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.

- Trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được áp dụng theo nguyên tắc sau đây:

+ Khi xác định mức phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng;

+ Trong trường hợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa của khung tiền phạt.

- Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

Văn phòng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm gì đối với công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước?

Trách nhiệm của Văn phòng Kiểm toán nhà nước được quy định tại Hướng dẫn về thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Điều 8 Quyết định 811/QĐ-KTNN năm 2023 như sau:

Trách nhiệm của Văn phòng Kiểm toán nhà nước
Chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế hướng dẫn, bảo đảm kinh phí cho công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.
...

Theo đó, Văn phòng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế hướng dẫn, bảo đảm kinh phí cho công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.

Kiểm toán Nhà nước Tải về trọn bộ các văn bản Kiểm toán Nhà nước hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phòng Quản trị thuộc Văn phòng Kiểm toán nhà nước có những nhiệm vụ gì trong công tác quản lý cơ sở vật chất của Kiểm toán nhà nước?
Pháp luật
Thời gian tiếp nhận thông tin thông qua đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước? Nguyên tắc quản lý, sử dụng đường dây nóng?
Pháp luật
Xử lý thế nào khi thông tin tiếp nhận thông qua đường dây nóng không thuộc thẩm quyền giải quyết của Kiểm toán nhà nước?
Pháp luật
Tiếp nhận và xử lý thông tin qua đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước được thực hiện theo chế độ nào?
Pháp luật
Thông tin phản ánh qua đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước bắt buộc phải sử dụng bằng tiếng Việt?
Pháp luật
Số điện thoại đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước là gì? Điện thoại đường dây nóng hoạt động ngoài giờ hành chính như thế nào?
Pháp luật
Mẫu phiếu đề xuất xử lý thông tin qua đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu?
Pháp luật
Đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước là gì? Nguyên tắc quản lý, sử dụng? Việc tiếp nhận và xử lý thông tin được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Nội dung cuộc gọi, tin nhắn qua số điện thoại đường dây nóng của Kiểm toán Nhà nước có bắt buộc phải ghi âm, lưu trữ?
Pháp luật
Tiêu cực trong hoạt động thanh tra, kiểm toán là gì? 22 hành vi tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm toán Nhà nước
541 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào