Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ có được thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Tư pháp xác nhận chữ ký công chức viên chức của đơn vị thuộc Bộ không?
- Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ có được thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Tư pháp xác nhận chữ ký công chức viên chức của đơn vị thuộc Bộ không?
- Để quản lý công chức viên chức đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ giúp Bộ trưởng những vấn đề gì?
- Trách nhiệm của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ trong việc quản lý công chức viên chức đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ như thế nào?
Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ có được thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Tư pháp xác nhận chữ ký công chức viên chức của đơn vị thuộc Bộ không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Quy chế phân công, phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động trong các đơn vị sự nghiệp của Bộ Tư pháp Ban hành kèm theo Quyết định 518/QĐ-BTP năm 2019 quy định như sau:
Thẩm quyền của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ
1. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ được thừa lệnh Bộ trưởng thực hiện các công việc sau:
Xác nhận lý lịch cán bộ, xác nhận thời gian công tác, xác nhận chữ ký và giải quyết các thủ tục khác đã có chế độ quy định liên quan đến công chức, viên chức của đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ và đơn vị sự nghiệp thuộc Cục thuộc thẩm quyền quản lý hồ sơ công chức, viên chức của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;
...
Theo quy định trên, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ được thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện các công việc sau:
- Xác nhận lý lịch cán bộ;
- Xác nhận thời gian công tác, xác nhận chữ ký và giải quyết các thủ tục khác đã có chế độ quy định liên quan đến công chức viên chức của đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ và đơn vị sự nghiệp thuộc Cục thuộc thẩm quyền quản lý hồ sơ công chức, viên chức của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Hình từ Internet)
Để quản lý công chức viên chức đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ giúp Bộ trưởng những vấn đề gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Quy chế phân công, phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động trong các đơn vị sự nghiệp của Bộ Tư pháp Ban hành kèm theo Quyết định 518/QĐ-BTP năm 2019 quy định như sau:
Thẩm quyền của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ
...
2. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ giúp Bộ trưởng và Thứ trưởng thực hiện quản lý công chức, viên chức đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ và đơn vị sự nghiệp thuộc Cục như sau:
a) Tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý về công chức, viên chức của đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ và đơn vị sự nghiệp thuộc Cục theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Tổ chức cán bộ;
b) Kiểm tra việc thực hiện các nội dung quản lý viên chức được phân cấp của đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ, đơn vị sự nghiệp thuộc Cục và của Cục quản lý đơn vị sự nghiệp thuộc Cục;
c) Làm đầu mối trình Bộ trưởng, Thứ trưởng quyết định các nội dung quản lý công chức, viên chức theo thẩm quyền, trừ việc cử công chức, viên chức tham gia công tác trong nước theo đề nghị của các cơ quan ngoài Bộ đối với Bộ Tư pháp, việc đánh giá cán bộ hàng năm đối với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ.
Như vậy, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ giúp Bộ trưởng và Thứ trưởng thực hiện quản lý công chức viên chức đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp và đơn vị sự nghiệp thuộc Cục theo quy định cụ thể trên.
Trách nhiệm của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ trong việc quản lý công chức viên chức đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 17 Quy chế phân công, phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động trong các đơn vị sự nghiệp của Bộ Tư pháp Ban hành kèm theo Quyết định 518/QĐ-BTP năm 2019 quy định như sau:
Trách nhiệm của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ
1. Tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý thống nhất về công chức, viên chức các đơn vị sự nghiệp của Bộ; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về kết quả thực hiện.
2. Khi thực hiện thẩm quyền quản lý công chức, viên chức và người lao động được phân cấp, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, phối hợp, kiểm tra các đơn vị sự nghiệp của Bộ, Cục quản lý đơn vị sự nghiệp trong việc quản lý công chức, viên chức theo thẩm quyền được phân cấp tại Quy chế này;
b) Tổ chức thực hiện có hiệu quả về phòng, chống tham nhũng trong việc quản lý công chức, viên chức và người lao động của Bộ;
c) Tổ chức phổ biến, quán triệt, bồi dưỡng, tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ và các văn bản, quy định của Đảng, Nhà nước và của Bộ Tư pháp về công tác cán bộ đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ, Cục có đơn vị sự nghiệp thuộc Cục;
d) Tổng hợp, báo cáo, thống kê về đội ngũ công chức, viên chức, cán bộ hợp đồng lao động của đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ, đơn vị sự nghiệp thuộc Cục theo quy định và yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
3. Đề nghị, phối hợp với Thanh tra Bộ Tư pháp thực hiện thanh tra đối với Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ, Cục trưởng trong việc thực hiện thẩm quyền được phân cấp tại Quy chế này.
4. Định kỳ hàng năm, tổ chức sơ kết, đánh giá, báo cáo Bộ trưởng về tình hình, kết quả thực hiện Quy chế.
Như vậy, khi thực hiện thẩm quyền quản lý công chức viên chức và người lao động được phân cấp, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm theo quy định cụ thể trên.
Đồng thời, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý thống nhất về công chức, viên chức các đơn vị sự nghiệp của Bộ; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về kết quả thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.