Viên chức quốc phòng có được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên hay không? Nếu có thì hoạt động bao lâu mới được hưởng?

Cho tôi hỏi đối với viên chức quốc phòng có được hưởng phụ cấp thâm niên hay không? Nếu có thì phải hoạt động, phục vụ bao lâu mới được hưởng? Có chế độ bảo hiểm y tế cho thân nhân của viên chức quốc phòng hay không?

Viên chức quốc phòng có được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên hay không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định phụ cấp đối với viên chức quốc phòng như sau:

"Điều 36. Tiền lương, phụ cấp, nhà ở, điều kiện thực hiện nhiệm vụ đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
...
2. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được hưởng phụ cấp như sau:
a) Phụ cấp thâm niên được tính theo mức lương hiện hưởng và thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của quân đội theo quy định của pháp luật;
b) Phụ cấp, trợ cấp như đối với cán bộ, công chức, viên chức có cùng điều kiện làm việc;
c) Phụ cấp, trợ cấp phù hợp với tính chất hoạt động đặc thù quân sự.
..."

Theo đó thì khi có đủ thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của quân đội theo quy định thì viên chức quốc phòng sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên.

Viên chức quốc phòng có được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên hay không? Nếu có thì hoạt động bao lâu mới được hưởng?

Viên chức quốc phòng có được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên hay không? Nếu có thì hoạt động bao lâu mới được hưởng? (Hình từ Internet)

Viên chức quốc phòng có thời gian phục vụ bao lâu thì được hưởng phụ cấp thâm niên?

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 19/2017/NĐ-CP quy định về chế độ hưởng phụ cấp thâm niên của viên chức quốc phòng như sau:

"Điều 5. Chế độ phụ cấp thâm niên đối với công nhân và viên chức quốc phòng
1. Mức phụ cấp
Công nhân và viên chức quốc phòng có thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của quân đội đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm (12 tháng) được tính thêm 1%.
Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Thời gian tính hưởng phụ cấp
a) Thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của quân đội;
b) Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành, nghề khác được cộng dồn với thời gian quy định tại điểm a khoản này để tính hưởng phụ cấp thâm niên.
3. Thời gian không tính hưởng phụ cấp
a) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
b) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
c) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử."

Theo đó viên chức quốc phòng phải có thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của quân đội ít nhất phải đủ 5 năm (tức 60 tháng) và thì mới được hưởng phụ cấp thâm niên.

Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành, nghề khác cũng được cộng dồn để tính phụ cấp thâm niên cho viên chức quốc phòng.

Nhưng khoảng thời gian tại khoản 3 Điều trên sẽ bị trừ khi tính thời gian được hưởng trợ cấp thâm niên.

Có chế độ bảo hiểm y tế cho thân nhân của viên chức quốc phòng hay không?

Tại khoản 3 Điều 39 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định như sau:

"Điều 39. Chăm sóc sức khỏe quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong quân đội và thân nhân
...
3. Thân nhân của công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong quân đội không có chế độ bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của Chính phủ."

Như vậy đối với viên chức quốc phòng phục vụ trong quân đội mà thân nhân của người này không có chế độ bảo hiểm y tế thì được hưởng theo quy định của chính phủ.

Đồng thời nội dung này được hướng dẫn bởi khoản 1 Điều 10 Thông tư 162/2017/TT-BQP thì những thân nhân của viên chức quốc phòng được hưởng chế độ bảo hiểm y tế khi không có chế độ bảo hiểm y tế gồm:

Bố đẻ, mẹ đẻ; bố đẻ, mẹ đẻ của vợ hoặc của chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc của chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi; con đẻ, con nuôi hợp pháp từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị khuyết tật

Mức đóng, trách nhiệm đóng, phương thức đóng bảo hiểm y tế; mức hưởng bảo hiểm y tế; cấp thẻ bảo hiểm y tế; phương thức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và trách nhiệm thực hiện bảo hiểm y tế thực hiện tương tự như đối với thân nhân sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 49/2016/TTLT-BQP-BYT-BTC.

Tuy nhiên hiện nay Thông tư liên tịch số 49 này đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Thông tư 143/2020/TT-BQP

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,156 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào