Việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án thực hiện theo nguyên tắc gì?
- Việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án thực hiện theo nguyên tắc gì?
- Thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong việc xem xét, áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án như thế nào?
- Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm như thế nào trong công tác xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính của các Tòa án
Việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án thực hiện theo nguyên tắc gì?
Căn cứ tại Điều 2 Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân quy định về nguyên tắc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án như sau:
Nguyên tắc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
1. Việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải bảo đảm các quy định tại khoản 2 Điều 3 và khoản 2 Điều 5 của Luật xử lý vi phạm hành chính; việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên còn phải bảo đảm các quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 134 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính do một Thẩm phán thực hiện.
3. Khi xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
4. Bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành phiên họp.
5. Tiếng nói, chữ viết dùng trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án là tiếng Việt.
Người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính (sau đây gọi là người bị đề nghị) hoặc người đại diện hợp pháp của họ, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình và phải có người phiên dịch.
6. Người bị đề nghị, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên có quyền tự mình hoặc nhờ luật sư, người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Trường hợp người bị đề nghị là người chưa thành niên mà không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì Tòa án yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ.
Tòa án bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị.
7. Bảo đảm quyền của người bị đề nghị được giải trình trước Tòa án, tranh luận với cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
8. Bảo đảm quyền được xem xét theo hai cấp trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Theo đó khi xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án phải đảm bảo các quy định pháp luật theo Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành.
Đồng thời phải tuân thủ theo các nguyên tắc áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án theo quy định trên.
Việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án thực hiện theo nguyên tắc gì? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong việc xem xét, áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân quy định thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong việc xem xét, áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án như sau:
- Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trụ sở có thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét lại quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện bị khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị.
Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm như thế nào trong công tác xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính của các Tòa án
Tại Điều 6 Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân quy định về nội dung này như sau:
Trách nhiệm quản lý công tác xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tòa án nhân dân tối cao quản lý công tác xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính của các Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Chủ trì, phối hợp trong việc đề xuất ban hành, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính;
2. Tổ chức việc thống kê, xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính;
3. Chủ trì, phối hợp hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trong việc thực hiện pháp luật về xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính;
4. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong việc xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính của các Tòa án;
5. Cung cấp thông tin về xử lý vi phạm hành chính cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Theo đó trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tòa án nhân dân tối cao quản lý công tác xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính của các Tòa án có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.