Việc thông qua hương ước, quy ước được sửa đổi, bổ sung, thay thế thực hiện theo trình tự như thế nào?

Tôi có thắc mắc là không biết hương ước, quy ước được sửa đổi, bổ sung, thay thế trong trường hợp nào? Việc thông qua hương ước, quy ước được sửa đổi, bổ sung, thay thế thực hiện theo trình tự như thế nào? Câu hỏi của anh H.K (Cần Thơ).

Hương ước, quy ước được sửa đổi, bổ sung, thay thế trong trường hợp nào?

Hương ước, quy ước là văn bản quy định về các quy phạm xã hội bao gồm các quy tắc xử sự do cộng đồng dân cư bàn và quyết định; không trái pháp luật và đạo đức xã hội; nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của cộng đồng dân cư và được Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận (theo quy định tại Điều 2 Nghị định 61/2023/NĐ-CP)

Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hương ước, quy ước được quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 61/2023/NĐ-CP như sau:

Sửa đổi, bổ sung, thay thế hương ước, quy ước
1. Hương ước, quy ước được sửa đổi, bổ sung, thay thế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hương ước, quy ước quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều 12 Nghị định này;
b) Cộng đồng dân cư thấy cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, thay thế.
...

Theo quy định trên, hương ước, quy ước được sửa đổi, bổ sung, thay thế khi thuộc một trong các trường hợp sau :

- Hương ước, quy ước quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều 12 Nghị định 61/2023/NĐ-CP, cụ thể:

+ Có nội dung không phù hợp với mục đích, nguyên tắc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước quy định tại các Điều 3 và Điều 4 Nghị định 61/2023/NĐ-CP;

+ Có nội dung không phù hợp với nguyên tắc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước quy định tại Điều 4 Nghị định 61/2023/NĐ-CP mà nếu áp dụng sẽ gây ra thiệt hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của cộng đồng dân cư.

- Cộng đồng dân cư thấy cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, thay thế.

Sửa đổi, bổ sung, thay thế hương ước, quy ước

Sửa đổi, bổ sung, thay thế hương ước, quy ước (Hình từ Internet)

Tiến hành sửa đổi, bổ sung, thay thế hương ước, quy ước như thế nào?

Tiến hành sửa đổi, bổ sung, thay thế hương ước, quy ước theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 13 Nghị định 61/2023/NĐ-CP như sau:

Sửa đổi, bổ sung, thay thế hương ước, quy ước
...
2. Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, cộng đồng dân cư thực hiện sửa đổi, bổ sung, thay thế theo yêu cầu tại quyết định tạm ngừng thực hiện hương ước, quy ước.
3. Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, việc đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.
...

Theo đó, đối với hương ước, quy ước có nội dung không phù hợp với mục đích, nguyên tắc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước thì cộng đồng dân cư thực hiện sửa đổi, bổ sung, thay thế theo yêu cầu tại quyết định tạm ngừng thực hiện hương ước, quy ước.

Đối với trường hợp cộng đồng dân cư thấy cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, thay thế, việc đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định 61/2023/NĐ-CP, cụ thể:

Đề xuất nội dung hương ước, quy ước
Việc đề xuất nội dung hương ước, quy ước được thực hiện bằng một trong các hình thức sau:
1. Trường hợp Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố đề xuất nội dung cơ bản dự kiến quy định trong hương ước, quy ước thì phải thống nhất với Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư trước khi đưa ra cộng đồng dân cư bàn và quyết định.
2. Trường hợp công dân cư trú tại cộng đồng dân cư đề xuất nội dung cơ bản dự kiến quy định trong hương ước, quy ước thì phải đề nghị Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư thực hiện lấy ý kiến bằng một trong các hình thức sau:
a) Phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình tại cộng đồng dân cư theo quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 19 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở;
b) Thu thập ý kiến đồng thuận bằng hình thức trực tiếp tại cuộc họp của cộng đồng dân cư theo quy định tại Điều 18 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở;
c) Biểu quyết trực tuyến hoặc hình thức khác phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và được cộng đồng dân cư thống nhất lựa chọn.
3. Trường hợp đề xuất của công dân quy định tại khoản 2 Điều này được 10% trở lên tổng số hộ gia đình tại cộng đồng dân cư đồng thuận thì Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố đưa ra cộng đồng dân cư bàn và quyết định.
Trường hợp đề xuất của công dân quy định tại khoản 2 Điều này chưa đạt 10% tổng số hộ gia đình tại cộng đồng dân cư đồng thuận nhưng xét thấy có thể mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư và được Ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư tán thành thì Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố đưa ra cộng đồng dân cư bàn và quyết định.

Việc thông qua hương ước, quy ước được sửa đổi, bổ sung, thay thế thực hiện theo trình tự như thế nào?

Việc thông qua hương ước, quy ước được sửa đổi, bổ sung, thay thế thực hiện theo trình tự quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 61/2023/NĐ-CP như sau:

Sửa đổi, bổ sung, thay thế hương ước, quy ước
...
4. Việc soạn thảo, lấy ý kiến, thông qua và công nhận hương ước, quy ước được sửa đổi, bổ sung, thay thế quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại các điều 8, 9, 10 và 11 Nghị định này.

Như vậy, việc thông qua hương ước, quy ước được sửa đổi, bổ sung, thay thế thực hiện theo trình tự quy định tại Điều 10 Nghị định 61/2023/NĐ-CP, cụ thể:

Thông qua hương ước, quy ước
Hương ước, quy ước được thông qua khi có trên 50% tổng số đại diện hộ gia đình trong cộng đồng dân cư tán thành và được thực hiện bằng một trong các hình thức như sau:
1. Thông qua tại cuộc họp của cộng đồng dân cư theo các quy định sau:
a) Phải có đại diện của trên 50% tổng số hộ gia đình tại cộng đồng dân cư tham dự họp;
b) Trình tự, thủ tục tổ chức cuộc họp thực hiện theo quy định tại Điều 18 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
2. Thông qua bằng hình thức phát phiếu lấy ý kiến từng hộ gia đình trong cộng đồng dân cư theo các quy định sau:
a) Chỉ lấy ý kiến sau khi cuộc họp của cộng đồng dân cư không thể thực hiện được do không đạt tỷ lệ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Kết quả lấy ý kiến phải công khai sau khi tổng hợp bằng hình thức phù hợp do Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố lựa chọn;
c) Trình tự, thủ tục lấy ý kiến thực hiện theo quy định tại Điều 19 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,582 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào