Việc lựa chọn đơn vị cấp nước để kinh doanh nước sạch trên địa bàn thực hiện ra sao? Đơn vị cấp nước thực hiện rà soát để điều chỉnh giá nước sạch 2 năm một lần có đúng không?
Việc lựa chọn đơn vị cấp nước để kinh doanh nước sạch trên địa bàn thực hiện ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Nghị định 117/2007/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 5 Điều 1 Nghị định 98/2019/NĐ-CP như sau:
Lựa chọn đơn vị cấp nước
...
3. Đối với địa bàn chưa có đơn vị cấp nước thực hiện dịch vụ cấp nước hoặc địa bàn cần thay đổi đơn vị cấp nước do không đáp ứng yêu cầu về chất lượng dịch vụ và kế hoạch phát triển cấp nước, việc lựa chọn đơn vị cấp nước để đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước và kinh doanh nước sạch trên địa bàn được tiến hành theo các quy định của pháp luật về đấu thầu và điều kiện cụ thể của từng địa phương.
...
Như vậy, có thể thấy rằng việc lựa chọn đơn vị cấp nước để đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước và kinh doanh nước sạch trên địa bàn được tiến hành theo các quy định của pháp luật về đấu thầu và điều kiện cụ thể của từng địa phương.
Đơn vị cấp nước thực hiện rà soát để điều chỉnh giá nước sạch 2 năm một lần có đúng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 44/2021/TT-BTC như sau:
Điều chỉnh giá nước sạch
Hàng năm, đơn vị cấp nước chủ động rà soát việc thực hiện phương án giá nước sạch và giá nước sạch dự kiến cho năm tiếp theo. Trường hợp các yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh nước sạch biến động làm giá nước sạch năm tiếp theo tăng hoặc giảm, đơn vị cấp nước lập hồ sơ phương án giá nước sạch gửi Sở Tài chính thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định điều chỉnh. Đối với trường hợp sau khi đơn vị cấp nước rà soát, giá thành 01m3 nước sạch năm tiếp theo biến động tăng ở mức đơn vị cấp nước cân đối được tài chính thì đơn vị cấp nước có công văn gửi Sở Tài chính để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giữ ổn định giá nước sạch (để biết).
Theo đó, hàng năm, đơn vị cấp nước chủ động rà soát việc thực hiện phương án giá nước sạch và giá nước sạch dự kiến cho năm tiếp theo.
Như vậy, việc rà soát thực hiện và lên phương án giá nước sạch là việc làm hằng năm chứ không phải 2 năm mới thực hiện rà soát để tiến hành điều chỉnh giá nước một lần.
Đơn vị cấp nước
Khi kinh doanh nước sạch thì tổng chi phí dự kiến được tính bằng đơn vị nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 44/2021/TT-BTC như sau:
Phương pháp xác định tổng chi phí sản xuất, kinh doanh nước sạch
1. Tổng chi phí sản xuất, kinh doanh nước sạch dự kiến trong phương án giá nước sạch được xác định tương ứng với sản lượng nước sạch thương phẩm kế hoạch trong 01 năm của đơn vị cấp nước và được xác định bằng công thức:
CT = CVt + CNc + CSxc + CQl + CBh + CTc + CAt
Trong đó:
CT: Là tổng chi phí sản xuất, kinh doanh nước sạch (đồng);
CVt: Là chi phí vật tư trực tiếp (đồng);
CNc: Là chi phí nhân công trực tiếp (đồng);
CSxc: Là chi phí sản xuất chung (đồng);
CQl: Là chi phí quản lý doanh nghiệp (đồng);
CBh: Là chi phí bán hàng (đồng);
CTc: Là chi phí tài chính (đồng);
CAt: Là chi phí đảm bảo cấp nước an toàn (đồng);
a) Chi phí vật tư trực tiếp là những khoản chi phí nguyên, nhiên, vật liệu, động lực, công cụ, dụng cụ sử dụng trực tiếp sản xuất ra nước sạch như: nước sạch, nước thô (đối với các doanh nghiệp phải mua nước sạch, nước thô), điện, hóa chất và các vật liệu, công cụ, dụng cụ khác dùng cho công tác xử lý nước. Chi phí vật tư trực tiếp được xác định bằng tổng khối lượng của từng loại vật tư sử dụng nhân (x) với đơn giá vật tư tương ứng cộng (+) chi phí mua vật tư (nếu có); trong đó:
- Khối lượng từng loại vật tư sử dụng để sản xuất nước sạch áp dụng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật sản xuất nước sạch.
- Đơn giá vật tư là giá mua vật tư theo giá ghi trên hóa đơn, bản chào giá (báo giá) phù hợp với giá trên thị trường tại thời điểm xây dựng phương án giá nước sạch. Đối với những vật tư thuộc danh mục do Nhà nước quy định giá hoặc quản lý giá thì giá vật tư là giá mua theo giá do Nhà nước quy định hoặc giá do doanh nghiệp đăng ký, kê khai với cơ quan nhà nước tại thời điểm xây dựng phương án giá nước sạch.
- Chi phí mua vật tư trực tiếp là các khoản chi hợp lý, hợp lệ để đưa vật tư về kho của đơn vị cấp nước (nếu có).
b) Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản chi mà các đơn vị cấp nước phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất bao gồm: tiền lương, các khoản trích theo lương và các khoản chi khác (nếu có) theo quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước, trong đó:
- Chi phí tiền lương được xác định cho từng đơn vị cấp nước phù hợp với mức lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác thực tế chi trả cho người lao động trực tiếp sản xuất theo quy định của Bộ Luật Lao động và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
- Các khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn và các khoản chi khác (nếu có) của người lao động trực tiếp sản xuất xác định theo quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước.
- Đối với các công trình cấp nước do Nhà nước bàn giao cho các hợp tác xã, cộng đồng dân cư, cá nhân thực hiện quản lý, vận hành hoặc các công trình cấp nước do hợp tác xã, cộng đồng dân cư, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư để kinh doanh nước sạch, việc xác định chi phí nhân công trực tiếp căn cứ kết quả thỏa thuận trong Đại hội xã viên hoặc thỏa thuận giữa cộng đồng dân cư sử dụng nước với đơn vị cấp nước đảm bảo phù hợp mức tiền lương của các ngành nghề sản xuất kinh doanh được quản lý, vận hành bởi hợp tác xã, cộng đồng dân cư, cá nhân ở địa phương và phù hợp với quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước.
...
Như vậy, theo đó khi kinh doanh nước sạch thì tổng chi phí dự kiến được tính bằng đơn vị là đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.