Việc công khai kết luận nội dung tố cáo trong Công an nhân dân được thực hiện thế nào? Trách nhiệm tổ chức thực hiện kết luận nội dung tố cáo được quy định thế nào?
- Việc công khai kết luận nội dung tố cáo trong Công an nhân dân được thực hiện thế nào?
- Trách nhiệm tổ chức thực hiện kết luận nội dung tố cáo trong Công an nhân dân được quy định thế nào?
- Trách nhiệm của người giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân trong việc bảo vệ người tố cáo được quy định thế nào?
Việc công khai kết luận nội dung tố cáo trong Công an nhân dân được thực hiện thế nào?
Theo quy định tại Điều 28 Thông tư 129/2020/TT-BCA về công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo như sau:
Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ra kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo, người giải quyết tố cáo phải công khai kết luận nội dung tố cáo, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính phải công khai quyết định xử lý hành vi vi phạm trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước và thông tin về người tố cáo.
2. Việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo.
Theo quy định trên, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ra kết luận nội dung tố cáo thì người giải quyết tố cáo phải công khai kết luận nội dung tố cáo.
Việc công khai kết luận nội dung tố cáo được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 31/2019/NĐ-CP.
Công an nhân dân (Hình từ Internet)
Trách nhiệm tổ chức thực hiện kết luận nội dung tố cáo trong Công an nhân dân được quy định thế nào?
Theo Điều 14 Nghị định 22/2019/NĐ-CP quy định về trách nhiệm tổ chức thực hiện kết luận nội dung tố cáo nhiệm tổ chức thực hiện kết luận nội dung tố cáo như sau:
Trách nhiệm tổ chức thực hiện kết luận nội dung tố cáo nhiệm tổ chức thực hiện kết luận nội dung tố cáo như sau:
1. Người giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân có trách nhiệm tổ chức thực hiện kết luận nội dung tố cáo theo quy định tại Điều 44 Luật Tố cáo.
2. Người bị tố cáo, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân theo quy định tại Điều 45, 46 Luật Tố cáo.
Theo đó, người giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân có trách nhiệm tổ chức thực hiện kết luận nội dung tố cáo theo quy định pháp luật.
Và người bị tố cáo, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân.
Trách nhiệm của người giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân trong việc bảo vệ người tố cáo được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 22/2019/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của người giải quyết tố cáo, Thủ trưởng, cán bộ, chiến sĩ Công an trong việc bảo vệ người tố cáo, người thân của người tố cáo như sau:
Trách nhiệm của người giải quyết tố cáo, Thủ trưởng, cán bộ, chiến sĩ Công an trong việc bảo vệ người tố cáo, người thân của người tố cáo
1. Trong quá trình giải quyết tố cáo, người giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân có trách nhiệm bảo vệ người tố cáo, người thân của người tố cáo (quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Tố cáo); phạm vi bảo vệ, trình tự thủ tục, các biện pháp bảo vệ thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 47, Điều 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 của Luật Tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình khi nhận được yêu cầu của người giải quyết tố cáo hoặc cơ quan, đơn vị có thẩm quyền, Thủ trưởng, cán bộ, chiến sĩ Công an các cấp có trách nhiệm áp dụng các biện pháp theo quy định của Luật Tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan để bảo vệ người tố cáo, người thân của người tố cáo.
Như vậy, trong quá trình giải quyết tố cáo thì người giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân có trách nhiệm bảo vệ người tố cáo.
Và trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình khi nhận được yêu cầu của người giải quyết tố cáo thì Thủ trưởng, cán bộ, chiến sĩ Công an các cấp có trách nhiệm áp dụng các biện pháp theo quy định để bảo vệ người tố cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.