Việc biệt phái viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp được thực hiện trong trường hợp nào?

Cho tôi hỏi việc biệt phái viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp được thực hiện trong trường hợp nào? Đơn vị nơi có viên chức được cử đi biệt phái có trách nhiệm gì trong việc đào tạo bồi dưỡng viên chức? Câu hỏi của anh Quang từ Hưng Yên.

Việc biệt phái viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp được thực hiện trong trường hợp nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 23 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái công chức, viên chức của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 328/QĐ-BTP năm 2018 quy định các trường hợp biệt phái, không thực hiện biệt phái, thời hạn biệt phái như sau:

Các trường hợp biệt phái, không thực hiện biệt phái, thời hạn biệt phái
1. Việc biệt phái công chức, viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;
b) Để thực hiện công việc chỉ cần giải quyết trong một thời gian nhất định.
2. Thời hạn biệt phái công chức, viên chức không quá 03 năm. Đối với một số công việc đặc thù, thời hạn biệt phái thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
3. Không thực hiện biệt phái công chức, viên chức nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi (trừ trường hợp công chức, viên chức có nguyện vọng biệt phái).
Công chức nam phải nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi (do vợ mất hoặc trường hợp khách quan khác) thì cũng được áp dụng như công chức nữ quy định tại Khoản này.

Như vậy, việc biệt phái viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

(1) Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;

(2) Để thực hiện công việc chỉ cần giải quyết trong một thời gian nhất định.

Việc biệt phái viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp được thực hiện trong trường hợp nào?

Việc biệt phái viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp được thực hiện trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Quy trình biệt phái viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp bao gồm những bước nào?

Căn cứ Điều 24 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái công chức, viên chức của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 328/QĐ-BTP năm 2018 quy định về quy trình biệt phái viên chức như sau:

Quy trình biệt phái
1. Bước 1: Căn cứ yêu cầu công tác của đơn vị hoặc của Bộ, thủ trưởng đơn vị tổ chức họp liên tịch tập thể lãnh đạo đơn vị và cấp ủy cùng cấp để thảo luận, thống nhất, thông qua phương án biệt phái trong nội bộ đơn vị hoặc chủ trương đề nghị biệt phái công chức, viên chức từ đơn vị khác của Bộ hỗ trợ cho đơn vị mình, gửi đề nghị biệt phái từ đơn vị khác sang về Vụ Tổ chức cán bộ để báo cáo Ban cán sự Đảng hoặc Lãnh đạo Bộ xem xét, phê duyệt chủ trương theo thẩm quyền phân cấp.
Căn cứ yêu cầu công tác của Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với các đơn vị có liên quan đề xuất nhu cầu biệt phái công chức, viên chức để thực hiện nhiệm vụ của Bộ, báo cáo Ban cán sự Đảng hoặc Lãnh đạo Bộ xem xét, phê duyệt chủ trương theo thẩm quyền phân cấp.
2. Bước 2: Trên cơ sở phương án biệt phái trong nội bộ đơn vị đã được thông qua, bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ của đơn vị gặp, nói rõ mục đích, sự cần thiết của việc biệt phái, làm công tác tư tưởng và nghe công chức, viên chức dự kiến được biệt phái phát biểu, đề xuất ý kiến.
Trên cơ sở phê duyệt chủ trương của Ban cán sự Đảng hoặc Bộ trưởng về việc biệt phái công chức, viên chức giữa các đơn vị, Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với lãnh đạo đơn vị và cấp ủy cùng cấp của các đơn vị rà soát, đánh giá nhu cầu công tác, thực trạng công chức, viên chức của các đơn vị, thống nhất phương án biệt phái cụ thể (công chức, viên chức dự kiến biệt phái; đơn vị nơi đi, nơi đến biệt phái; thời hạn biệt phái); gặp, nói rõ mục đích, sự cần thiết của việc biệt phái, làm công tác tư tưởng và nghe công chức, viên chức dự kiến được biệt phái phát biểu, đề xuất ý kiến; xin ý kiến Lãnh đạo Bộ phụ trách đơn vị nơi đi và nơi biệt phái đến.
3. Bước 3: Thủ trưởng đơn vị quyết định biệt phái công chức, viên chức trong nội bộ đơn vị.
Vụ Tổ chức cán bộ báo cáo Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định cử công chức, viên chức biệt phái theo thẩm quyền phân cấp hoặc phê duyệt trước khi thủ trưởng đơn vị quyết định cử công chức, viên chức biệt phái và tiếp nhận công chức, viên chức đến biệt phái theo thẩm quyền phân cấp.

Như vậy, quy trình biệt phái viên chức bao gồm những bước sau đây:

Bước 1: Căn cứ yêu cầu công tác của đơn vị hoặc của Bộ, thủ trưởng đơn vị tổ chức họp liên tịch tập thể lãnh đạo đơn vị và cấp ủy cùng cấp để thảo luận, thông qua phương án biệt phái trong nội bộ đơn vị hoặc chủ trương đề nghị biệt phái viên chức từ đơn vị khác.

Gửi đề nghị biệt phái từ đơn vị khác sang về Vụ Tổ chức cán bộ để báo cáo Ban cán sự Đảng hoặc Lãnh đạo Bộ xem xét, phê duyệt chủ trương theo thẩm quyền phân cấp.

Bước 2: Bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ của đơn vị gặp, nói rõ mục đích, sự cần thiết của việc biệt phái, làm công tác tư tưởng và nghe viên chức dự kiến được biệt phái phát biểu, đề xuất ý kiến.

Bước 3: Thủ trưởng đơn vị quyết định biệt phái viên chức trong nội bộ đơn vị.

Đơn vị nơi có viên chức được cử đi biệt phái có trách nhiệm gì trong việc đào tạo bồi dưỡng viên chức?

Căn cứ Điều 26 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái công chức, viên chức của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 328/QĐ-BTP năm 2018 quy định như sau:

Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị nơi có công chức, viên chức được cử đi biệt phái
1. Trả lương, tính công chức, viên chức biệt phái trong biên chế, số lượng người làm việc của đơn vị và đảm bảo các quyền lợi khác của công chức, viên chức biệt phái theo quy định của pháp luật.
2. Tiếp nhận, bố trí công việc phù hợp cho công chức, viên chức khi hết thời hạn biệt phái.
3. Có chính sách ưu tiên trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm đổi với công chức, viên chức chấp hành nghiêm túc và hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian được cử đi biệt phái.

Như vậy, đơn vị nơi có viên chức được cử đi biệt phái có trách nhiệm ưu tiên trong công tác đào tạo bồi dưỡng đối với viên chức chấp hành nghiêm túc và hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian được cử đi biệt phái.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,003 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào