Văn phòng công chứng từ chối nhận lưu giữ di chúc mà không có lý do chính đáng thì có bị xử phạt hay không?
- Người lập di chúc có phải thông báo cho văn phòng công chứng đang lưu giữ di chúc của mình biết về việc đã yêu cầu công chứng viên văn phòng khác sửa đổi di chúc đó không?
- Văn phòng công chứng từ chối nhận lưu giữ di chúc mà không có lý do chính đáng thì có bị xử phạt hay không?
- Văn phòng công chứng có nghĩa vụ như thế nào khi nhận lưu giữ di chúc?
Người lập di chúc có phải thông báo cho văn phòng công chứng đang lưu giữ di chúc của mình biết về việc đã yêu cầu công chứng viên văn phòng khác sửa đổi di chúc đó không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 56 Luật Công chứng 2014 về công chứng di chúc như sau:
Công chứng di chúc
1. Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc.
2. Trường hợp công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì công chứng viên đề nghị người lập di chúc làm rõ, trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng di chúc đó.
Trường hợp tính mạng người lập di chúc bị đe dọa thì người yêu cầu công chứng không phải xuất trình đầy đủ giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này nhưng phải ghi rõ trong văn bản công chứng.
3. Di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó. Trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đó.
Như vậy, người lập di chúc phải thông báo cho văn phòng công chứng đang lưu giữ di chúc của mình biết về việc mình đã yêu cầu công chứng viên văn phòng công chứng khác sửa đổi di chúc đó theo quy định của pháp luật.
Văn phòng công chứng từ chối nhận lưu giữ di chúc mà không có lý do chính đáng thì có bị xử phạt hay không?
Văn phòng công chứng từ chối nhận lưu giữ di chúc mà không có lý do chính đáng thì có bị xử phạt hay không? (Hình từ Internet)
Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng được quy định tại điểm i khoản 1 Điều 16 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không niêm yết hoặc niêm yết không đầy đủ lịch làm việc; thủ tục công chứng; nội quy tiếp người yêu cầu công chứng; phí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác; danh sách cộng tác viên phiên dịch tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng;
b) Đăng báo nội dung đăng ký hoạt động không đúng thời hạn hoặc không đầy đủ nội dung hoặc không đúng số lần theo quy định;
c) Thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ chế độ báo cáo; báo cáo không chính xác về tình hình tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng;
d) Lập, quản lý, sử dụng sổ trong hoạt động công chứng hoặc sử dụng biểu mẫu không đúng quy định;
đ) Lưu trữ hồ sơ công chứng không đúng quy định;
e) Sử dụng biển hiệu không đúng mẫu hoặc nội dung biển hiệu không đúng giấy đăng ký hoạt động;
g) Phân công công chứng viên hướng dẫn tập sự không đúng quy định;
h) Từ chối tiếp nhận người tập sự hành nghề công chứng do Sở Tư pháp chỉ định mà không có lý do chính đáng;
i) Từ chối nhận lưu giữ di chúc mà không có lý do chính đáng;
k) Không duy trì việc đáp ứng điều kiện về trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng theo quy định;
l) Không đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng vào văn bản công chứng đã có chữ ký của công chứng viên hoặc không đóng dấu giáp lai giữa các tờ đối với văn bản công chứng có từ 02 tờ trở lên;
m) Không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp liên tục cho công chứng viên của tổ chức mình;
n) Không tạo điều kiện cho công chứng viên của tổ chức mình tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm.
Như vậy, văn phòng công chứng từ chối nhận lưu giữ di chúc mà không có lý do chính đáng thì bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
Văn phòng công chứng có nghĩa vụ như thế nào khi nhận lưu giữ di chúc?
Căn cứ theo Điều 641 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc gửi giữ di chúc như sau:
Khi nhận lưu giữ di chúc, Văn phòng công chứng các nghĩa vụ như sau:
- Giữ bí mật nội dung di chúc;
- Giữ gìn, bảo quản bản di chúc; nếu bản di chúc bị thất lạc, hư hại thì phải báo ngay cho người lập di chúc;
- Giao lại bản di chúc cho người thừa kế khi người lập di chúc chết. Việc giao lại bản di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của ít nhất 02 người làm chứng.
Thêm vào đó, Văn phòng công chứng phải có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và pháp luật về công chứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.