Tôi thấy hàng năm, cơ quan nhà nước đều sẽ tổ chức tiếp nhận, phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện nhằm hỗ trợ khắc phục những ảnh hưởng từ thiên tai, dịch bệnh. Vậy kinh phí từ đâu để những cơ quan đó thực hiện hoạt động này? Có phải sẽ trích từ chính nguồn đóng góp tự nguyện đó hay không? Việc quản lý, báo cáo của các cơ quan nhà nước khi phân phối nguồn đóng góp tự nguyện được quy đinh như thế nào?
Tôi có một câu hỏi như sau: Con gái tôi đang học lớp 3 tại một trường tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh. Con tôi rất có năng khiếu đối với môn cờ vua và tôi vừa nghe nói Bộ Giáo dục và Đào tạo bắt đầu tổ chức giải cờ vua cho học sinh phổ thông năm 2022. Vậy làm sao tôi có thể đăng ký cho con tham gia giải đấu? Xin cảm ơn!
Tôi có một số thắc mắc về nội dung chi từ nguồn đóng góp tự nguyện. Cụ thể, một số gia đình ở địa phương tôi vừa bị lũ cuốn trôi nhà. Địa phương vừa nhận được một số tiền, có ghi rõ địa chỉ nhận là nhà của những hộ gia đình đó và mục đích quyên góp là để cho họ xây dựng lại nhà. Tuy nhiên, các cán bộ lại dùng khoản tiền đó để mua nhu yếu phẩm cho người dân. Tôi muốn hỏi điều này có đúng hay không?
Tổ chức tôn giáo trực thuộc gần nhà tôi đã không hoạt động hơn 01 năm kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. Tôi muốn biết điều này có làm tổ chức tôn giáo trực thuộc giải thể hay không? Nếu có, trình tự, thủ tục, hồ sơ và thẩm quyền tiến hành giải thể được quy định như thế nào?
Trước đây tôi có nghe nói về tổ chức tôn giáo, nhưng lần đầu nghe đến tổ chức tôn giáo trực thuộc. Tôi muốn biết tổ chức này có phải là tổ chức tôn giáo luôn hay không? Tổ chức tôn giáo trực thuộc có thể chia thành nhiều tổ chức tôn giáo trực thuộc mới không? Tổ chức tôn giáo trực thuộc có tư cách pháp nhân không? Vui lòng giải đáp giúp tôi những thắc mắc này. Xin cảm ơn.
Theo tôi được biết, pháp luật có quy định về việc các tổ chức, cá nhân được phép hình thành nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ cho những trường hợp khó khăn vì chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh. Tôi muốn hỏi ngoài mục đích này, nguồn đóng góp tự nguyện nói trên còn được dùng vào việc gì nữa hay không? Vì ở huyện tôi có vài trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo, nên hiện chính quyền đang muốn dùng nguồn đóng góp tự nguyện đó để hỗ trợ cho họ. Không biết điều này có được không?
Tôi có câu hỏi mong được hỗ trợ giải đáp. Đối với trẻ em mẫu giáo thì pháp luật hiện hành quy định như thế nào về đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo? Mong sớm nhận được phản hồi. Xin cảm ơn.
Tôi thấy hiện nay vào các ngày lễ, hội, đa số mọi người đều thích đi xem bắn pháo hoa. là chủ của một doanh nghiệp sản xuất may mặc, tôi cũng muốn đổi hướng sang nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh pháo hoa. Tôi nghe nói chỉ cần được cấp giấy chứng nhận về đảm bảo an ninh trật tự là có thể thực hiện được. Điều này là đúng hay sai? Trường hợp doanh nghiệp tôi giao pháo hoa nổ cho người không đủ điều kiện sử dụng (vì chúng tôi không biết) thì có bị xử phạt hay không?
Tôi thắc mắc về việc các tổ chức vận động, tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức ở địa phương tôi. Sau một thời gian vận động và tiếp nhận đóng góp, tôi thấy họ âm thầm thực hiện các hoạt động mà trước đó không hề công bố cho mọi người biết đã tiếp nhận được bao nhiêu? Được phép sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức nước ngoài hay không?
Ở xóm tôi, từ hôm qua đến nay có từ 2 -3 cán bộ đi từng nhà để vận động mọi người quyên góp cho quỹ hỗ trợ người gặp khó khăn về kinh tế do dịch bệnh. Có một số nhà không đồng ý thì những cán bộ đó thể hiện thái độ cáu gắt và dùng lời lẽ đe dọa, ép buộc họ phải đóng tiền. Tôi muốn hỏi những hành vi này có vi phạm pháp luật hay không? Việc vận động, quyên góp như trên được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào, thông qua phương thức nào?
Tôi muốn hỏi về thời gian phân phối nguồn đóng góp tự nguyện nhằm hỗ trợ khắc phục tình trạng khó khăn do dịch bệnh ở địa phương tôi. Cụ thể, sau khi tiến hành kêu gọi và tiếp nhận quyên góp, đến hơn 01 tháng sau khi kết thúc nhận các khoản đóng góp tự nguyện, ủy ban nhân dân xã mới tiến hành phân phối nguồn đóng góp tự nguyện nói trên. Tôi muốn hỏi điều này có hợp lý không? Việc tiếp nhận và quản lý nguồn đóng góp tự nguyện có gì khác nhau giữa việc đóng góp tiền và hiện vật?
Cá nhân được phép vận động đóng góp tự nguyện để hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh hay không? Ở địa phương em vừa mới trải qua một đợt lũ quét nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến đời sống của rất nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên, em không thấy chính quyền có động thái gì để hỗ trợ người dân. Do đó, em muốn đứng ra vận động, tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện để giúp đỡ mọi người ở địa phương mình. Em muốn biết điều này là đúng hay sai? Chi phí đứng ra vận động do ai chi trả?
Tôi có đọc tin tức và được biết Chính phủ mới tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 4 năm 2022. Trong đó Chính phủ có quy định nhiệm vụ của các Bộ, cơ quan ban ngành. Tôi muốn biết thêm thông tin về nội dung này như thế nào? Tôi xin cảm ơn!
Tôi nghe nói để các tín đồ có thể sinh hoạt tôn giáo, tổ chức phải tiến hành đăng ký cho họ. Vậy tổ chức nào đủ điều kiện để đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho tín đồ? Vì thật sự bản thân tôi cũng đang muốn thành lập một tổ chức tôn giáo. Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tổ chức cần thực hiện theo trình tự nào? Sau khi được cấp giấy chứng nhận, tổ chức có thể tổ chức các buổi bồi dưỡng giáo lý cho người dân hay không?
Liên quan đến vấn đề về bình đẳng giới thì tôi có một thắc mắc muốn được tư vấn như sau: Vấn đề về giới được xác định như thế nào? Biện pháp giải quyết trong dự án Luật Dầu khí (sửa đổi)? Xin cảm ơn đã tư vấn!
Công ty tôi muốn quảng cáo nước rửa tay diệt khuẩn 99% với hình thức là hợp tác với đơn vị vận tải xe buýt trong thành phố để dán hình sản phẩm lên hai bên xe. Cho tôi hỏi quảng cáo nước rửa tay diệt khuẩn 99% cần phải đảm bảo những thông tin gì? Diện tích cho phép dán quảng cáo là bao nhiêu để tránh bị xử phạt?
Tôi muốn hỏi về nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật hiện nay gồm những loại nào? Ở xóm tôi có gia đình kia rất giàu nên đã quyên góp bằng một số lượng lớn vàng và đá quý. Vậy có thể đóng góp tự nguyện bằng vàng, bạc, đá quý hay không? Sau khi tiếp nhận, việc phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện được thực hiện như thế nào, dựa trên căn cứ gì?
Tôi muốn biết trường hợp tổ chức tôn giáo đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo nhưng không hoạt động trong 02 năm liền thì có được công nhận là tổ chức tôn giáo không? Hai năm trước tổ chức của tôi được cấp giấy chứng nhận, nhưng sau đó vì một số lý do khách quan mà không thể hoạt động. Đến nay muốn hoạt động lại không biết có được công nhận hay không? Trình tự thực hiện thủ tục công nhận đối với tổ chức tôn giáo là gì?
Tôi có nộp ly hôn lên toà án, sau khi tiến hành hòa giải không thành thì tòa án tiến hành giải quyết ly hôn. Trường hợp tại phiên tòa giải quyết ly hôn mà chồng tôi lại không có mặt thì tôi vẫn có thể tiến hành đơn phương ly hôn hay không? Tài sản được chia như thế nào sau ly hôn?