Vận hành máy nghiền nguyên liệu sản xuất xi măng có thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay không?
- Vận hành máy nghiền nguyên liệu sản xuất xi măng có thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay không?
- Công nhân vận hành máy nghiền nguyên liệu sản xuất xi măng phải được khám sức khỏe với tần suất như thế nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền xây dựng tiêu chí đánh giá cho Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm?
Vận hành máy nghiền nguyên liệu sản xuất xi măng có thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay không?
Căn cứ tại Mục VIII - Sản xuất xi măng tại Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ban hành kèm theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH được bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 19/2023/TT-BLĐTBXH, cụ thể như sau:
Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc |
Vận hành buồng đốt | Tiếp xúc với nóng, ồn cao và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần |
Bơm buồng | Tiếp xúc với nóng, ồn cao và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần |
Vận hành máy nghiền nguyên liệu sản xuất xi măng | Ảnh hưởng của nóng, bụi và ồn rất cao |
Vận hành băng tải xích vận chuyển clinker | Đi lại nhiều, tiếp xúc với ồn cao và nồng độ bụi rất cao |
Vận hành gầu nâng | Đi lại nhiều, tiếp xúc với ồn cao và nồng độ bụi rất cao |
Vận hành băng tải cao su vận chuyển clinker | Tiếp xúc với ồn cao và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần |
Như vậy, công việc vận hành máy nghiền nguyên liệu sản xuất xi măng thuộc Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định.
Vận hành máy nghiền nguyên liệu sản xuất xi măng có thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay không? (Hình từ Internet)
Công nhân vận hành máy nghiền nguyên liệu sản xuất xi măng phải được khám sức khỏe với tần suất như thế nào?
Căn cứ tại Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 về khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động:
Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
4. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
...
Đồng thời, như đã phân tích ở trên thì công việc vận hành máy nghiền nguyên liệu sản xuất xi măng thuộc Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định.
Như vậy, hằng năm, công nhân vận hành máy nghiền nguyên liệu sản xuất xi măng phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
Lưu ý: khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
Cơ quan nào có thẩm quyền xây dựng tiêu chí đánh giá cho Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm?
Căn cứ tại Điều 85 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 về trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động của Bộ trưởng Bộ Y tế:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động của Bộ trưởng Bộ Y tế
...
8. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng tiêu chí đánh giá cho Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
9. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.
10. Hằng năm, gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực quản lý.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm trong việc phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng tiêu chí đánh giá cho Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.