Vấn đề giáo dục giới tính dành cho trẻ em cấp tiểu học hiện nay được lồng ghép vào chương trình học ra sao?

Giáo dục giới tính cho trẻ em là gì? Vấn đề giáo dục giới tính dành cho trẻ em cấp tiểu học hiện nay được lồng ghép vào chương trình học ra sao? Đánh giá kết quả giá dục môn khoa học ở cấp tiểu học như thế nào?

Giáo dục giới tính cho trẻ em là gì? Vấn đề giáo dục giới tính dành cho trẻ em cấp tiểu học hiện nay được lồng ghép vào chương trình học ra sao?

Khái niệm giáo dục giới tính theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO chính là quá trình dạy và học để trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ, các giá trị cần thiết về bản thân cho trẻ em, thanh thiếu niên. Nhờ đó trẻ có thể hiểu rõ hơn về sự hình thành mối quan hệ xã hội, quan hệ tình dục dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau. Đồng thời nâng cao nhận thức về những lựa chọn của mình đối với người khác, biết cách bảo vệ quyền của bản thân trong suốt cuộc đời.

Từ đó, trẻ có thể xây dựng các mối quan hệ xã hội và QHTD dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau.

Giáo dục giới tính cho trẻ em và thanh thiếu niên không chỉ dừng ở việc cung cấp kiến thức về cơ thể, hệ sinh sản, cơ chế thụ thai, các biện pháp tránh thai, phòng ngừa các bệnh lây qua đường tình dục, hay các kiến thức đơn thuần về hoạt động tính dục của con người. Bên cạnh kiến thức, trẻ em và thanh thiếu niên rất cần được giáo dục, định hướng về thái độ đối với vấn đề giới tính, tình dục.

Lưu ý: Thông tin mang tính chất tham khảo

Căn cứ theo Công văn 850/BGDĐT-GDTH năm 2022 về giáo dục giới tính trong chương trình bắt buộc cấp tiểu học Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) có nhắc đến vấn đề này như sau:

Theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ban hành theo Quyết định 16/QĐ-BGDĐT năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GDĐT (đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT), giáo dục giới tính được đưa vào trong nội dung chương trình và các yêu cầu cơ bản cần đạt của chương trình và sách giáo khoa môn Khoa học lớp 5 được quy định tại Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn khoa học ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT (Được sửa đổi bởi Điều 1, Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT).

Bên cạnh đó, trải qua nhiều lần hướng dẫn thực hiện chương trình và sách giáo khoa, hướng dẫn giảm tải, hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng, nội dung và yêu cầu cơ bản cần đạt về nội dung Giáo dục giới tính luôn được đặt ra và hướng dẫn cụ thể.

Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ban hành theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018, nội dung giáo dục giới tính được đưa vào Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội từ lớp 1, lớp 2, lớp 3 và Chương trình môn Khoa học lớp 4, lớp 5 quy định tại Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn khoa học ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT (Được sửa đổi bởi Điều 1, Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT).

Có các nội dung liên quan đến giáo dục giới tính như phòng tránh xâm hại,... cũng được đưa vào nội dung của một số môn học khác như Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm từ lớp 1.

Như vậy, nội dung về giáo dục giới tính trong chương trình các môn học học chính thức, bắt buộc trong các lớp ở bậc tiểu học, các nội dung đưa vào bảo đảm phù hợp với phát triển tâm lý lứa tuổi của học sinh.

Hiện nay Bộ GDĐT đang tiến hành xây dựng Chương trình giáo dục mầm non mới, Bộ GDĐT sẽ tiếp tục nghiên cứu để đưa nội dung giáo dục giới tính vào trong nội dung Chương trình giáo dục mầm non mới một cách phù hợp với tâm sinh lý trẻ mầm non.

Vấn đề giáo dục giới tính dành cho trẻ em cấp tiểu học hiện nay được lồng ghép vào chương trình học ra sao?

Vấn đề giáo dục giới tính dành cho trẻ em cấp tiểu học hiện nay được lồng ghép vào chương trình học ra sao? (Hình từ Internet)

Đánh giá kết quả giá dục môn khoa học ở cấp tiểu học như thế nào?

Căn cứ theo Mục VII Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn khoa học ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT cụ thể như sau:

Đánh giá kết quả giáo dục môn Khoa học được thực hiện theo định hướng chung nêu tại Chương trình tổng thể, bảo đảm các yêu cầu sau:

[1] Mục tiêu đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình môn Khoa học và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học và điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động quản lí;

Khuyến khích học sinh phát huy điểm mạnh, chăm chỉ học tập, tìm hiểu, khám phá các vấn đề có liên quan đến môn Khoa học.

[2] Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong Chương trình tổng thể và chương trình môn học. Bên cạnh đánh giá kiến thức, kĩ năng, tăng cường và áp dụng biện pháp thích hợp để đánh giá thái độ của học sinh trong học tập;

Chú trọng đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào những tình huống khác nhau trong học tập môn học.

[3] Kết hợp giữa đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết; giữa đánh giá định tính và định lượng; giữa đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh và đánh giá của cộng đồng.

Đánh giá quá trình diễn ra trong suốt quá trình học tập của học sinh. Trong đánh giá quá trình, giáo viên sử dụng nhiều công cụ khác nhau như câu hỏi, bài tập, biểu mẫu quan sát, bài thực hành, dự án học tập, sản phẩm,... Tham gia đánh giá quá trình có giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng.

Đánh giá tổng kết được thực hiện nhằm xác định mức độ học sinh đạt được các yêu cầu của chương trình môn Khoa học sau một giai đoạn học tập. Kết quả đánh giá tổng kết được ghi bằng điểm số kết hợp với nhận xét của giáo viên.

[4] Sử dụng các phương pháp, công cụ đánh giá khác nhau như đánh giá thông qua trả lời miệng, bài viết (bài tự luận, bài trắc nghiệm khách quan, bài thu hoạch tham quan, báo cáo kết quả sưu tầm,...); đánh giá thông qua quan sát (quan sát học sinh thực hiện các nhiệm vụ thực hành, thảo luận nhóm, học ngoài thực địa, tham quan,… bằng cách sử dụng bảng quan sát, bảng kiểm, hồ sơ học tập,...); đánh giá qua các sản phẩm thực hành của học sinh;…

Nhiệm vụ giáo dục tiểu học về thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn trường học năm học 2024-2025 ra sao?

Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục B Công văn 3898/BGDĐT-GDTH năm 2024 Nhiệm vụ giáo dục tiểu học về thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn trường học năm học 2024-2025 như sau:

- Duy trì vệ sinh môi trường trong trường học và các phương án bảo đảm sức khỏe thể chất và tinh thần cho học sinh, nhân viên, giáo viên, cán bộ quản lý;

Chủ động các phương án tổ chức dạy học linh hoạt, phù hợp với học sinh và điều kiện thực tiễn, đề phòng trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh tại địa phương, nhà trường trên cơ sở đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm từ các năm học trước; kiểm tra, rà soát, đánh giá lại chất lượng các công trình trường học, lập kế hoạch và thực hiện việc bảo trì công trình theo quy định;

- Không đưa vào sử dụng các công trình đã hết niên hạn sử dụng, không bảo đảm an toàn theo quy định khi chưa được cải tạo, sửa chữa, nâng cấp.

- Tiếp tục tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ về giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, xây dựng văn hóa học đường; công tác xã hội, công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường học, công tác bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
33 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào