Ủy ban nhân dân xã yêu cầu cơ quan có thẩm quyền rút Giấy phép kinh doanh và ngưng cung cấp điện sinh hoạt đối với cơ sở chế biến vi phạm như một hình thức cưỡng chế thì có đúng quy định không?
- Cơ sở chế biến không chịu thi hành quyết định xử phạt hành chính thì ủy ban nhân dân xã phải xử lý như thế nào?
- Ủy ban nhân dân xã yêu cầu cơ quan có thẩm quyền rút Giấy phép kinh doanh và ngưng cung cấp điện sinh hoạt đối với cơ sở chế biến vi phạm như một hình thức cưỡng chế thì có đúng quy định không?
- Biện pháp thu hồi Giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp được áp dụng trong trường hợp nào?
Cơ sở chế biến không chịu thi hành quyết định xử phạt hành chính thì ủy ban nhân dân xã phải xử lý như thế nào?
Tại Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định về thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.
2. Người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt và thông báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.
Bên cạnh đó, tại Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 43 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 cũng có quy định:
Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 73 của Luật này.
Như vậy trong trường hợp, cơ sở chế biến không tự nguyện thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Trong trường hợp này Ủy ban nhân dân xã sẽ ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với cơ sở chế biến vi phạm.
Ủy ban nhân dân xã yêu cầu cơ quan có thẩm quyền rút Giấy phép kinh doanh và ngưng cung cấp điện sinh hoạt đối với cơ sở chế biến vi phạm như một hình thức cưỡng chế thì có đúng quy định không?
Tại khoản 2 Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về các biện pháp cưỡng chế mà ủy ban nhân dân có thể thực hiện khi cơ sở vi phạm hành chính mà không tự nguyện thực hiện quyết định xử phạt:
Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 73 của Luật này.
2. Các biện pháp cưỡng chế bao gồm:
a) Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;
b) Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
c) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.
d) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Như vậy, trong trường hợp hết thời hạn thi hành quyết định phạt mà người bị xử phạt không tự nguyện nộp phạt thì sẽ phải cưỡng chế thi hành quyết định phạt bằng các biện pháp như: khấu trừ tiền từ tài khoản của hộ gia đình; kê biên tài sản;...
Trong các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính không có biện pháp ngưng cung cấp điện sinh hoạt hay thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Nên vì vậy, việc Ủy ban nhân dân xã yêu cầu cơ quan có thẩm quyền rút Giấy phép kinh doanh và ngưng cung cấp điện sinh hoạt đối với cơ sở chế biến vi phạm như một hình thức cưỡng chế thì không phù hợp, không đúng quy định.
Ủy ban nhân dân xã yêu cầu cơ quan có thẩm quyền rút Giấy phép kinh doanh và ngưng cung cấp điện sinh hoạt đối với cơ sở chế biến tôm khô có đúng quy định không? (Hình từ Internet)
Biện pháp thu hồi Giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp được áp dụng trong trường hợp nào?
Việc áp dụng biện pháp thu hồi Giấy phép kinh doanh chỉ được áp dụng đối với các hành vi vi phạm tại Điều 212 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp sau đây:
a) Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;
b) Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này thành lập;
c) Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;
d) Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 của Luật này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
đ) Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.
2. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Theo đó, doanh nghiệp sẽ bị thu hồi Giấy phép kinh doanh khi thuộc một trong những trường hợp nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.