Ủy ban nhân dân cấp xã cần thực hiện những quy trình gì để có thể công nhận và cấp Giấy chứng nhận hộ nghèo cho hộ gia đình theo đúng quy định nhà nước?
Hộ gia đình như thế nào thì được xem xét là hộ nghèo?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP có quy định:
Chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025
1. Các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025
a) Tiêu chí thu nhập
- Khu vực nông thôn: 1.500.000 đồng/người/tháng.
- Khu vực thành thị: 2.000.000 đồng/người/tháng.
b) Tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản
- Các dịch vụ xã hội cơ bản (06 dịch vụ), gồm: việc làm; y tế; giáo dục; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin.
- Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (12 chỉ số), gồm: việc làm; người phụ thuộc trong hộ gia đình; dinh dưỡng; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin.
c) Dịch vụ xã hội cơ bản, chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản và ngưỡng thiếu hụt quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình giai đoạn 2022 - 2025
a) Chuẩn hộ nghèo
- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
b) Chuẩn hộ cận nghèo
- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
...
Để được cấp sổ hộ nghèo trước tiên bạn cần xác định tình trạng của gia đình mình thuộc diện hộ nghèo hay hộ cận nghèo. Không rõ bạn đang ở khu vực thành thị hay nông thôn để trả lời chính xác tuy nhiên bạn có thể căn cứ quy định nêu trên để xác định trường hợp của mình thuộc diện nào.
Ủy ban nhân dân cấp xã cần thực hiện những quy trình gì để có thể công nhận và cấp Giấy chứng nhận hộ nghèo theo đúng quy định nhà nước?
Căn cứ theo Điều 5 Quyết định 24/2021/QĐ-TTg quy định về quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo thường xuyên hằng năm như sau:
"Điều 5. Quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo thường xuyên hằng năm
1. Hộ gia đình có giấy đề nghị rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc giấy đề nghị công nhận hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này, nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã thực hiện rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo thường xuyên theo quy trình quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 4 Quyết định này: quyết định công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo; cấp Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày bắt đầu rà soát theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quyết định này. Trường hợp không đủ điều kiện theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do."
Ngoài ra tại Điều 5 Thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH quy định về quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo thường xuyên như sau:
"Điều 5. Quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo thường xuyên
1. Quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh trong năm
Đối với trường hợp hộ gia đình trên địa bàn phát sinh khó khăn đột xuất trong năm cần được xét duyệt, bổ sung vào danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo để có thể tiếp cận được với các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Nhà nước, thực hiện theo quy trình sau:
a) Hộ gia đình có giấy đề nghị trưởng thôn xác nhận và nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, xử lý (theo Phụ lục số 1a ban hành kèm theo Thông tư này);
...
2. Quy trình rà soát hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trong năm
Đối với những hộ nghèo, hộ cận nghèo địa phương đang quản lý, có giấy đề nghị đăng ký thoát nghèo, thoát cận nghèo, thực hiện theo quy trình sau:
a) Hộ gia đình có giấy đề nghị trưởng thôn xác nhận và nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, xử lý (theo Phụ lục số 1b ban hành kèm theo Thông tư này);
..."
Như vậy, để được công nhận là hộ nghèo thì hộ gia đình cần phải nộp đơn đề nghị rà soát hộ nghèo để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã thực hiện rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, xem xét với từng trường hợp và cấp Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày bắt đầu rà soát theo quy định. rường hợp không đủ điều kiện theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Hộ gia đình được cấp Giấy chứng nhận hộ nghèo
Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ tiến hành rà soát hộ nghèo trong khu vực vào khoảng thời gian nào?
Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 24/2021/QĐ-TTg quy định về thời gian rà soát hộ nghèo như sau:
"Điều 3. Thời gian rà soát, xác định
1. Thời gian rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm như sau:
a) Định kỳ mỗi năm 01 lần: thực hiện từ ngày 01 tháng 9 đến hết ngày 14 tháng 12 của năm.
b) Thường xuyên hằng năm: mãi tháng 01 lần, thực hiện từ ngày 15 hằng tháng.
2. Thời gian xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình thực hiện từ ngày 15 hằng tháng."
Như vậy, để được công nhận hộ nghèo chị cần làm đơn đề nghị gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi chị sinh sống. Mối tháng Ủy ban nhân dân xã sẽ tiến hành rà soát 01 lần vào ngày 15 hàng tháng, chị cần phải nộp đơn trước ngày này để được xem xét cấp Giấy chứng nhận hộ nghèo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.