Tuổi của tàu biển được tính như thế nào? Giới hạn tuổi của tàu biển được đăng ký tại Việt Nam ra sao?
Tuổi của tàu biển được tính như thế nào?
Tuổi của tàu biển được tính theo khoản 11 Điều 3 Nghị định 171/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Tuổi của tàu biển được tính bằng số năm và bắt đầu từ ngày đặt sống chính của tàu; trường hợp không xác định được ngày đặt sống chính thì tính từ ngày việc lắp ráp thân vỏ tàu đạt được 50 tấn khối lượng hoặc bằng 01% khối lượng toàn bộ ước tính của số vật liệu sử dụng làm thân vỏ tàu biển, lấy trị số nào nhỏ hơn.
Tuổi của tàu biển được tính như thế nào? (Hình từ Internet)
Giới hạn tuổi của tàu biển được đăng ký tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Giới hạn tuổi của tàu biển được đăng ký tại Việt Nam theo Điều 7 Nghị định 171/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3, khoản 4 Điều 1 Nghị định 86/2020/NĐ-CP quy định cụ thể:
(1) Tuổi của tàu biển, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi, giàn di động mang cờ quốc tịch nước ngoài đã qua sử dụng khi đăng ký tại Việt Nam được thực hiện theo quy định sau:
- Tàu khách, tàu ngầm, tàu lặn: không quá 10 năm;
- Các loại tàu biển khác, kho chứa nổi, giàn di động: không quá 15 năm;
- Trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định nhưng không quá 20 năm và chỉ áp dụng đối với các loại tàu: chở hóa chất, chở khí hóa lỏng, chở dầu hoặc kho chứa nổi.
(2) Giới hạn tuổi của tàu biển quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài, thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được bán đấu giá tại Việt Nam theo quyết định cưỡng chế của cơ quan có thẩm quyền.
(3) Giới hạn tuổi của tàu biển quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng trong trường hợp tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam và thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam đã xóa đăng ký quốc tịch Việt Nam để đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài theo hình thức cho thuê tàu trần.
(4) Tàu biển xóa đăng ký trong sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam để đăng ký phương tiện thủy nội địa cấp VR-SB, có thể được đăng ký lại vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam với hình thức đăng ký tàu biển không thời hạn hoặc đăng ký tàu biển loại nhỏ, nếu tuổi của phương tiện phù hợp với các quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 171/2016/NĐ-CP.
Nguyên tắc đăng ký tàu biển Việt Nam là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 18 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:
Việc đăng ký tàu biển Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
- Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam được đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam, bao gồm đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam và đăng ký quyền sở hữu tàu biển đó. Trường hợp tàu biển thuộc sở hữu của từ hai tổ chức, cá nhân trở lên thì việc đăng ký phải ghi rõ các chủ sở hữu và tỷ lệ sở hữu tàu biển đó.
+ Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài có đủ điều kiện được đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam. Việc đăng ký tàu biển Việt Nam thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài bao gồm đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam và đăng ký quyền sở hữu tàu biển đó hoặc chỉ đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam.
+ Tàu biển nước ngoài do tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê theo hình thức thuê tàu trần, thuê mua tàu có thể được đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam.
- Tàu biển đã đăng ký ở nước ngoài không được đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp đăng ký cũ đã được tạm ngừng hoặc đã bị xóa.
- Việc đăng ký tàu biển Việt Nam do Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam thực hiện công khai và thu lệ phí; tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu được cấp trích lục hoặc bản sao từ Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam và phải nộp lệ phí.
Việc đăng ký tàu biển Việt Nam thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?
Thẩm quyền đăng ký tàu biển Việt Nam căn cứ tại Điều 4 Nghị định 171/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam
1. Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện chức năng của cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam.
2. Các Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải thực hiện nhiệm vụ đăng ký tàu biển theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam.
Theo đó, việc đăng ký tàu biển thuộc thẩm quyền của Cục Hàng hải Việt Nam, các Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam.
Nhiệm vụ của cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam là gì?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 171/2016/NĐ-CP quy định nhiệm vụ của cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam như sau:
- Lập và quản lý Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.
- Lưu trữ và quản lý hồ sơ; tổng hợp, thống kê, duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu liên quan đến hoạt động đăng ký tàu biển, cung cấp thông tin liên quan cho tổ chức, cá nhân quan tâm.
- Thống nhất quản lý việc in ấn, phát hành các mẫu sổ đăng ký, hồ sơ, giấy tờ sử dụng trong công tác đăng ký tàu biển; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đăng ký tàu biển theo quy định.
- Thông báo thông tin cụ thể trên trang thông tin điện tử của Cục Hàng hải Việt Nam về địa chỉ, tài khoản của cơ quan đăng ký tàu biển để tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện việc gửi hồ sơ qua đường bưu chính và nộp phí, lệ phí theo quy định bằng hình thức chuyển khoản thông qua hệ thống dịch vụ của ngân hàng.
- Tổ chức thực hiện việc đăng ký tàu biển theo quy định tại Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan cửa pháp Luật; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đăng ký tàu biển theo hình thức thủ tục trực tuyến.
- Thực hiện việc đăng ký thế chấp tàu biển theo các quy định của pháp Luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm.
- Thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định của pháp Luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.