Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng được quy định như thế nào?

Việc quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng được quy định như thế nào? Theo quy định hiện hành, những vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng được xử lý như thế nào? Vừa qua, khi làm việc trong cơ quan nhà nước, tôi có làm thất thoát tài sản trong thời gian chờ xử lý. Vậy trong trường hợp này, mức phạt mà tôi phải chịu là bao nhiêu?

Việc quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng được quy định như thế nào?

Hành vi làm thất thoát tài sản kết cấu hạ tầng

Hành vi làm thất thoát tài sản kết cấu hạ tầng

Điều 74 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định về việc quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng như sau:

"Điều 74. Quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng
1. Việc quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý được thực hiện theo quy định tại Luật này và pháp luật có liên quan.
2. Việc quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đã tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và pháp luật có liên quan."

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng được xử lý ra sao?

Mục 4 Chương 2 Nghị định 63/2019/NĐ-CP quy định lần lượt các mức phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả đối với những hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng, cụ thể như sau:

Vi phạm trong khai thác tài sản kết cấu hạ tầng

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng khi không có quyết định phê duyệt Đề án của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

2. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về xác định giá cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng theo các mức phạt sau:

- Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thành lập Hội đồng định giá không đúng thành phần hoặc không đúng thẩm quyền;

- Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lựa chọn tổ chức thẩm định giá để xác định giá cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng không đúng hình thức, trình tự theo quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng sai mục đích so với đề án đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số tiền thu được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Vi phạm trong xử lý tài sản kết cấu hạ tầng

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Không thực hiện kê khai, lập phương án xử lý tài sản theo quy định của pháp luật;

- Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý, tiêu hủy tài sản khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp tài sản công hết hạn sử dụng theo quy định của pháp luật nhưng cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp vẫn còn nhu cầu sử dụng thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định hình thức xử lý cho phù hợp);

- Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

- Để hư hỏng, thất thoát tài sản trong thời gian chờ xử lý;

- Kê khai không đúng danh mục, hiện trạng tài sản đề nghị xử lý, dẫn đến việc quyết định xử lý tài sản không đúng quy định.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xử lý tài sản khi không có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc phải nộp lại số tiền tương ứng với giá trị tài sản bị thất thoát, hư hỏng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này. Việc xác định số tiền phải nộp lại tương ứng với giá trị tài sản bị thất thoát, hư hỏng thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 15 Nghị định này."

Vi phạm quy định về tổ chức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Quá thời hạn quy định mà vẫn chưa triển khai thực hiện phương án xử lý đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;

- Không thực hiện bàn giao tài sản có quyết định điều chuyển, thu hồi cho cơ quan tiếp nhận đúng thời hạn quy định.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Thành lập không đúng thẩm quyền, không đúng thành phần Hội đồng xác định giá, Hội đồng tiêu hủy tài sản theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện không đầy đủ việc thông báo công khai bán đấu giá tài sản công theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản (không thực hiện niêm yết về việc bán đấu giá tài sản tại những địa điểm quy định; không thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc thông báo nhưng không đủ thời gian đối với việc bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản; nội dung niêm yết, thông báo công khai không đầy đủ thông tin theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản).

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Không thành lập Hội đồng xác định giá, Hội đồng tiêu hủy tài sản theo quy định của pháp luật;

- Lựa chọn tổ chức thẩm định giá, tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp để xử lý tài sản không đúng hình thức, trình tự theo quy định của pháp luật;

- Không thực hiện việc thông báo công khai bán đấu giá tài sản công theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện thẩm định giá để làm căn cứ xác định giá khởi điểm khi xử lý tài sản kết cấu hạ tầng theo hình thức bán."

Vi phạm quy định về việc đăng nhập và sử dụng số liệu về tài sản kết cấu hạ tầng

Xử phạt đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về việc đăng nhập và sử dụng số liệu về tài sản kết cấu hạ tầng thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.

Theo đó, đối với mỗi hành vi vi phạm và mức độ vi phạm mà pháp luật đề ra các hình thức cũng như mức phạt tương ứng, phù hợp với từng tình huống cụ thể.

Để thất thoát tài sản trong thời gian chờ xử lý thì bị phạt bao nhiêu?

Hành vi để thất thoát tài sản trong thời gian chờ xử lý thuộc nhóm hành vi vi phạm trong xử lý tài sản kết cấu hạ tầng. Theo đó, hình thức xử phạt đối với hành vi này được quy định cụ thể tại điểm c khoản 2 và khoản 4 Điều 25 Nghị định 63/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:

"Điều 25. Hành vi vi phạm trong xử lý tài sản kết cấu hạ tầng
...
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Để hư hỏng, thất thoát tài sản trong thời gian chờ xử lý;
...
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải nộp lại số tiền tương ứng với giá trị tài sản bị thất thoát, hư hỏng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này. Việc xác định số tiền phải nộp lại tương ứng với giá trị tài sản bị thất thoát, hư hỏng thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 15 Nghị định này."

Bên cạnh đó, Điều 5 Nghị định 63/2019/NĐ-CP quy định về việc áp dụng mức phạt tiền được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 4 Nghị định 102/2021/NĐ-CP (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022) như sau:

“Điều 5. Áp dụng mức phạt tiền
1. Mức phạt tiền quy định tại mục 1, mục 2, mục 3 và mục 4 Chương II, mục 1 Chương III, mục 1 Chương IV, mục 1 và mục 2 Chương V Nghị định này là mức phạt tiền quy định đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức; cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (trừ quy định tại Điều 17, Điều 23, Điều 27 Nghị định này).
2. Khi phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Nếu có tình tiết giảm nhẹ, thì mỗi tình tiết được giảm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng được tính tăng 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
3. Khi xác định mức phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.”

Theo đó, kể từ ngày 01/01/2022, mức phạt tiền mà bạn cần nộp là từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng, vì theo tình huống nêu lúc đầu, bạn thừa nhận đây là hành vi do mình gây ra, nên được áp dụng mức phạt cho cá nhân bằng một nửa mức phạt tiền được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 25 Nghị định 63/2019/NĐ-CP. Ngoài ra, còn tùy vào một số tình tiết khác mà có thể được áp dụng tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ theo luật định.

Như vậy, việc quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực này được thực hiện một cách thống nhất theo các quy định của pháp luật. Ngoài ra, trường hợp làm hư hỏng tài sản kết cấu hạ tầng khi đang trong thời gian chờ xử lý sẽ bị xử phạt từ 2.500.000 đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả tương ứng.

Xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thông báo mời quan tâm có bắt buộc phải đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hay Báo đấu thầu không?
Pháp luật
Miễn xử phạt hành chính về quản lý thuế với tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp bị tổn thất do Bão số 3 theo Công văn 4062/TCT-CS thế nào?
Pháp luật
Tiền thu xử phạt vi phạm hành chính có phân bổ cho các cơ quan xử phạt không? Nếu có thì phân bổ như thế nào?
Pháp luật
Người cho trẻ em sử dụng các chất gây nghiện không phải ma túy bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Đèn xi nhan là gì? Người điều khiển xe gắn máy cần phải có đầy đủ đèn xi nhan khi tham gia giao thông hay không?
Pháp luật
Bảng giá đất có được áp dụng để tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo Luật Đất đai mới?
Pháp luật
Thời hiệu xử lý phạt nguội đối với phương tiện giao thông vi phạm là bao lâu? Trình tự thông báo xác minh xử lý phạt nguội được quy định ra sao?
Pháp luật
Báo cáo về tình hình xử phạt vi phạm hành chính và tình hình áp dụng biện pháp xử lý hành chính bao gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Công an cấp nào được phép kiểm tra phương tiện tại bãi giữ xe của các trường để xử lý vi phạm đối với học sinh chưa tuổi điều khiển xe máy?
Pháp luật
Hành vi đăng tải những tin đồn thất thiệt xúc phạm uy tín và danh dự người khác trên facebook có bị xử phạt vi phạm hành chính không? Phạt bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xử phạt vi phạm hành chính
1,557 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào