Trường hợp nào mà cá nhân có thể đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng? Hồ sơ đề nghị chỉnh sửa văn bằng bao gồm những loại giấy tờ nào?
Trường hợp nào mà cá nhân có thể đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng?
Căn cứ Điều 22 Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT quy định về trường hợp được phép chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ như sau:
"Điều 22. Các trường hợp chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ
Người được cấp văn bằng, chứng chỉ có quyền yêu cầu chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ trong các trường hợp sau:
1. Được cơ quan có thẩm quyền quyết định thay đổi hoặc cải chính hộ tịch;
2. Được xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính;
3. Được bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch;
4. Được đăng ký khai sinh quá hạn, đăng ký lại việc sinh."
Theo đó, việc đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ được phép thực hiện khi thuộc một trong bốn trường hợp theo quy định vừa nêu trên.
Như vậy nếu thông tin hộ tịch của bạn có sự thay đổi thì được phép đề nghị chỉnh sửa thông tn văn bằng, chứng chỉ của mình.
Trường hợp nào mà cá nhân có thể đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng? Hồ sơ đề nghị chỉnh sửa văn bằng bao gồm những loại giấy tờ nào?
Hồ sơ đề nghị chỉnh sửa văn bằng bao gồm những loại giấy tờ nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 23 Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT quy định về hồ sơ đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng chứng chỉ như sau:
"Điều 23. Thủ tục chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ
1. Hồ sơ đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ:
a) Đơn đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ;
b) Văn bằng, chứng chỉ đề nghị chỉnh sửa;
c) Trích lục hoặc quyết định thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính đối với trường hợp chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ do thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính;
d) Giấy khai sinh đối với trường hợp chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ do bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, đăng ký lại việc sinh, đăng ký khai sinh quá hạn;
đ) Giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân hợp pháp khác có ảnh của người được cấp văn bằng, chứng chỉ. Thông tin ghi trên các giấy tờ này phải phù hợp với đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ. Các tài liệu trong hồ sơ đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản này là bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính.
2. Trường hợp tài liệu trong hồ sơ đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản 1 Điều này là bản sao không có chứng thực thì người đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ phải xuất trình bản chính để người tiếp nhận hồ sơ đối chiếu; người tiếp nhận hồ sơ phải ký xác nhận, ghi rõ họ tên vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính."
Theo quy định trên thì hồ sơ đề nghị sẽ bao gồm các giấy tờ như:
- Đơn đề nghị chỉnh sửa nội dung
- Văn bằng, chứng chỉ đề nghị chỉnh sửa;
- Trích lục hoặc quyết định thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc;
- Giấy khai sinh;
- Giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân hợp pháp khác có ảnh
Tùy theo thông tin cần chính sửa mà người đề nghị sẽ chuẩn bị các loại giấy tờ tương ứng.
Trình tự chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 23 Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT quy định về trình tự, thủ tục chỉnh sửa nội dung văn bằng chứng chỉ như sau:
"Điều 23. Thủ tục chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ
...
3. Trình tự chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ được quy định như sau:
a) Người đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này cho cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ xem xét quyết định việc chỉnh sửa; nếu không chỉnh sửa thì phải trả lòi bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Việc chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ được thực hiện bằng quyết định chỉnh sửa; không chỉnh sửa trực tiếp trong văn bằng, chứng chỉ. Quyết định chỉnh sửa phải được lưu trong hồ sơ cấp văn bằng, chứng chỉ.
d) Căn cứ quyết định chỉnh sửa, cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ ghi đầy đủ thông tin về văn bằng, chứng chỉ, các nội dung được chỉnh sửa của văn bằng, chứng chỉ vào phụ lục sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ."
Theo quy định trên thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét quyết định việc chỉnh sửa.
Căn cứ quyết định chỉnh sửa, cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ ghi đầy đủ thông tin về văn bằng, chứng chỉ, các nội dung được chỉnh sửa của văn bằng, chứng chỉ vào phụ lục sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.