Trưởng Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam có bắt buộc là Trọng tài viên không?
- Trưởng Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam có bắt buộc là Trọng tài viên không?
- Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam được chuyển thu nhập của mình ra nước ngoài không?
- Ai có quyền thu hồi Giấy phép thành lập của Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam?
Trưởng Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam có bắt buộc là Trọng tài viên không?
Quy định về Trưởng Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam tại Điều 75 Luật Trọng tài thương mại 2010 như sau:
Chi nhánh
1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Tổ chức trọng tài nước ngoài, được thành lập và thực hiện hoạt động trọng tài tại Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Tổ chức trọng tài nước ngoài và Chi nhánh của mình chịu trách nhiệm về hoạt động của Chi nhánh trước pháp luật Việt Nam.
3. Tổ chức trọng tài nước ngoài cử một Trọng tài viên làm Trưởng Chi nhánh. Trưởng Chi nhánh là người đại diện theo uỷ quyền của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.
Theo quy định trên, Trưởng Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam là Trọng tài viên và là người đại diện theo uỷ quyền của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.
Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam (Hình từ Internet)
Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam được chuyển thu nhập của mình ra nước ngoài không?
Việc chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam được chuyển thu nhập của mình ra nước ngoài không, theo quy định tại Điều 76 Luật Trọng tài thương mại 2010 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
1. Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh.
2. Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam để phục vụ cho hoạt động của Chi nhánh.
4. Chuyển thu nhập của Chi nhánh ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
5. Có con dấu mang tên Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài theo ủy quyền của tổ chức trọng tài nước ngoài.
7. Cung cấp dịch vụ trọng tài, hoà giải và các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại khác theo quy định của pháp luật.
8. Cung cấp các dịch vụ hành chính, văn phòng và các dịch vụ khác cho việc giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài nước ngoài.
9. Thu phí trọng tài và các khoản thu hợp pháp khác.
10. Trả thù lao cho Trọng tài viên.
11. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng giải quyết tranh chấp cho Trọng tài viên.
12. Lưu trữ hồ sơ, cung cấp các bản sao quyết định trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
13. Hoạt động theo đúng lĩnh vực ghi trong Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động.
14. Chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động của Chi nhánh.
15. Báo cáo định kỳ hằng năm về hoạt động của Chi nhánh với Sở Tư pháp nơi Chi nhánh đăng ký hoạt động.
Theo đó, Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam có thể chuyển thu nhập của Chi nhánh ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Ai có quyền thu hồi Giấy phép thành lập của Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam?
Người có quyền thu hồi Giấy phép thành lập của Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam thuộc được quy định tại Điều 24 Nghị định 63/2011/NĐ-CP như sau:
Thu hồi Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh, Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
1. Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam bị thu hồi Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động trong trường hợp sau đây:
a) Có hành vi vi phạm đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tái phạm;
b) Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài không tiến hành bất kỳ hoạt động nào ghi trong Giấy phép thành lập trong vòng 05 năm liên tục kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện Chi nhánh, Văn phòng đại diện thuộc trường hợp bị thu hồi Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động thì thông báo cho Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở của Chi nhánh, Văn phòng đại diện. Sở Tư pháp có trách nhiệm tiến hành xem xét, xác minh.
Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày Sở Tư pháp phát hiện Chi nhánh, Văn phòng đại diện thuộc trường hợp bị thu hồi Giấy phép thành lập thì Sở Tư pháp phải có văn bản đề nghị Bộ Tư pháp thu hồi Giấy phép thành lập trong đó nêu rõ lý do và kèm theo các giấy tờ chứng minh (nếu có).
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định thu hồi Giấy phép thành lập của Chi nhánh, Văn phòng đại diện.
4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi Bộ Tư pháp có quyết định thu hồi Giấy phép thành lập, Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam phải nộp lại Giấy phép cho Bộ Tư pháp.
5. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi Sở Tư pháp nơi cấp Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh ra quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động, Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài phải nộp lại Giấy đăng ký hoạt động cho Sở Tư pháp.
Như vậy, người có quyền ra quyết định thu hồi Giấy phép thành lập của Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam là Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.