Trước khi điều trị bảo tồn gẫy mỏm khuỷu thì cần chuẩn bị dụng cụ gì? Điều trị bảo tồn gẫy mỏm khuỷu thì người bệnh được cho nằm ở tư thế nào?
Trước khi điều trị bảo tồn gẫy mỏm khuỷu thì cần chuẩn bị dụng cụ gì?
Điều trị bảo tồn gẫy mỏm khuỷu là một trong 42 quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ngoại khoa - chuyên khoa Nắn chỉnh hình, bó bột ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014.
Căn cứ theo tiểu mục IV Mục 28 Quy trình kỹ thuật Điều trị bảo tồn gẫy mỏm khuỷu ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY MỎM KHUỶU
...
IV. CHUẨN BỊ
...
2. Phương tiện
Tương tự như bó bột điều trị gẫy 2 xương cẳng tay, nhưng đơn giản hơn vì không cần nắn (các trường hợp di lệch nhiều đã có chỉ định mổ).
- 1 bàn nắn thông thường.
- 1 đai vải to bản, đủ dài để cố định tay người bệnh vào bàn làm đối lực khi nắn.
- Thuốc gây tê: nếu có nắn, chỉ cần 1 ống Lidocaine (hoặc Xylocaine) 1%, pha loãng trong 5 ml nước cất hoặc huyết thanh mặn 0,9%.
- Bột thạch cao 3-4 cuộn khổ 15 cm.
- Bông lót hoặc giấy vệ sinh: 1 cuộn.
- Dây và dao rạch dọc bột, nước ngâm bột, băng vải hoặc băng thun để quấn ngoài bột khi bó bột xong…
...
Theo đó, ở bước chuẩn bị có nêu rằng trước khi điều trị bảo tồn gẫy mỏm khuỷu thì cần chuẩn bị dụng cụ sau:
Tương tự như bó bột điều trị gẫy 2 xương cẳng tay, nhưng đơn giản hơn vì không cần nắn (các trường hợp di lệch nhiều đã có chỉ định mổ).
- 1 bàn nắn thông thường.
- 1 đai vải to bản, đủ dài để cố định tay người bệnh vào bàn làm đối lực khi nắn.
- Thuốc gây tê: nếu có nắn, chỉ cần 1 ống Lidocaine (hoặc Xylocaine) 1%, pha loãng trong 5 ml nước cất hoặc huyết thanh mặn 0,9%.
- Bột thạch cao 3-4 cuộn khổ 15 cm.
- Bông lót hoặc giấy vệ sinh: 1 cuộn.
- Dây và dao rạch dọc bột, nước ngâm bột, băng vải hoặc băng thun để quấn ngoài bột khi bó bột xong…
Như vậy, trước khi điều trị bảo tồn gẫy mỏm khuỷu thì cần chuẩn bị dụng cụ như liệt kê trên để sẵn sàng cho thủ thuật.
Điều trị bảo tồn (hình từ Internet)
Điều trị bảo tồn gẫy mỏm khuỷu thì người bệnh được cho nằm ở tư thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục V Mục 28 Quy trình kỹ thuật Điều trị bảo tồn gẫy mỏm khuỷu ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY MỎM KHUỶU
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Với gẫy không di lệch
Đỡ tay nhẹ nhàng để bó bột, làm sao để tránh di lệch thứ phát do vô tình gấp quá mức khuỷu tay vào. Nên đơn thuần chỉ là kỹ thuật bó bột Cánh - cẳng - bàn tay rạch dọc ở tư thế cơ năng khuỷu 90o.
1.1. Người bệnh
- Tư thế người bệnh: nằm ngửa, 1 đai vải đặt ở hõm nách. Đai vải đối lực này được cố định chắc vào mấu của bàn nắn. Khuỷu tay gấp 90o, cổ tay, bàn tay ở tư thế cơ năng (ngón tay cái chỉ mũi).
- Kỹ thuật viên chính: đứng bên phía tay định bó bột của người bệnh. Trợ thủ viên 1: một tay cầm vào 4 ngón tay dài của người bệnh, một tay đỡ vùng khuỷu. Kỹ thuật viên chính sẽ là người trực tiếp bó bột. Trợ thủ viên 1 kéo giữ tay người bệnh, trợ thủ viên 2 chạy ngoài (giúp việc).
1.2. Thực hiện kỹ thuật bó bột Cánh - cẳng - bàn tay gồm có các bước sau
- Bước 1: quấn giấy vệ sinh hoặc bông lót, hoặc lồng bít tất jersey, đặt dây rạch dọc phía trước Cánh - cẳng - bàn tay, đầu trên để thò dài, đầu dưới cài qua kẽ ngón 2-3, quặt lại vòng qua ngón 3 để khỏi bị tuột khi rạch bột.
- Bước 2: rải nẹp bột: đo và rải 1 nẹp bột từ vai đến khớp bàn-ngón.
- Bước 3: quấn bột: quấn vòng tròn quanh tay và nẹp bột đã đặt từ trước, quấn đều tay theo kiểu xoáy trôn ốc từ trên xuống dưới rồi từ dưới lên trên cho đến hết cuộn bột. Nếu thấy bột chưa đủ dày, vừa quấn bột vừa thả tiếp 1 cuộn bột nữa vào chậu, lưu ý là nếu ngâm bột quá lâu hoặc quá vội mà vớt lên sớm đều không tốt, thường thấy rằng, cuộn bột ngâm khi nào vừa hết sủi tăm là tốt. Bó bột nên lăn đều tay, nhẹ nhàng, không tỳ ngón tay vào một vị trí của bột quá lâu dễ gây lõm bột, quấn đến đâu vuốt và xoa đến đấy, độ kết dính sẽ tốt hơn, bột sẽ nhẵn và đẹp. Thấy bột đã đủ dày, xoa vuốt, chỉnh trang cho bột nhẵn, đều và đẹp. Cần bộc lộ mô cái để tập sớm.
- Bước 4: rạch dọc bột và băng giữ ngoài bột.
1.3. Thời gian bất động: 3-4 tuần, nếu bột không lỏng, không vỡ thì không cần thay bột.
2. Với trường hợp lệch ít: tùy di lệch mà nắn thêm, bó bột cánh - cẳng - bàn tay duỗi 120-130o, rạch dọc. Sau 7-10 ngày chụp kiểm tra và thay bột tròn (vẫn duỗi khuỷu), sau 2 tuần nữa thay bột khuỷu 90o. Thời gian bất động 4-5 tuần.
...
Theo đó, điều trị bảo tồn gẫy mỏm khuỷu thì người bệnh được cho nằm ở tư thế như sau:
- Tư thế người bệnh: nằm ngửa, 1 đai vải đặt ở hõm nách. Đai vải đối lực này được cố định chắc vào mấu của bàn nắn.
Khuỷu tay gấp 90o, cổ tay, bàn tay ở tư thế cơ năng (ngón tay cái chỉ mũi).
- Kỹ thuật viên chính: đứng bên phía tay định bó bột của người bệnh. Trợ thủ viên 1: một tay cầm vào 4 ngón tay dài của người bệnh, một tay đỡ vùng khuỷu.
Kỹ thuật viên chính sẽ là người trực tiếp bó bột.
Trợ thủ viên 1 kéo giữ tay người bệnh, trợ thủ viên 2 chạy ngoài (giúp việc).
Như vậy, có thể thấy rằng điều trị bảo tồn gẫy mỏm khuỷu thì người bệnh được cho nằm ở tư thế như trên.
Điều trị bảo tồn gẫy mỏm khuỷu thì có cần phải theo dõi hay không?
Căn cứ theo tiểu mục VI Mục 28 Quy trình kỹ thuật Điều trị bảo tồn gẫy mỏm khuỷu ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY MỎM KHUỶU
...
VI. THEO DÕI
Hầu hết là theo dõi điều trị ngoại trú, trường hợp sung nề nhiều mới cần cho vào viện theo dõi.
...
Theo đó, việc điều trị bảo tồn gẫy mỏm khuỷu thì phải tiếp tục thực hiện theo dõi hầu hết là theo dõi điều trị ngoại trú, trường hợp sung nề nhiều mới cần cho vào viện theo dõi.
Như vậy, điều trị bảo tồn gẫy mỏm khuỷu thì phải tiếp tục thực hiện theo dõi như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.