Trong vụ án hôn nhân và gia đình giải quyết theo thủ tục rút gọn thì mức tạm ứng án phí được tính như thế nào?
- Điều kiện để vụ án hôn nhân và gia đình được giải quyết theo thủ tục rút gọn là gì?
- Trường hợp nào vụ án hôn nhân và gia đình được thụ lý để giải quyết theo thủ tục rút gọn bị chuyển sang giải quyết theo thủ tục thông thường?
- Đối với vụ án hôn nhân và gia đình được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì mức tạm ứng án phí là bao nhiêu?
Điều kiện để vụ án hôn nhân và gia đình được giải quyết theo thủ tục rút gọn là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 316 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thủ tục rút gọn như sau:
"Điều 316. Phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn
1. Thủ tục rút gọn là thủ tục tố tụng được áp dụng để giải quyết vụ án dân sự có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật này với trình tự đơn giản so với thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thông thường nhằm giải quyết vụ án nhanh chóng nhưng vẫn bảo đảm đúng pháp luật."
Theo đó vụ án hôn nhân và gia đình muốn được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì phải đáp ứng yêu cầu tại khoản 1 Điều 317 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
"Điều 317. Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn
1. Tòa án giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ; tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ để giải quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ;
b) Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng;
c) Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự đã xuất trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản."
Như vậy đối với trường hợp của chị có yêu cầu ly hôn không yêu cầu phân chia tài sản thì cũng được xem là cụ án có tình tiết tương đối đơn giản. Tuy nhiên vì không rõ cụ thể trường hợp của chị như thế nào nên kết luận trên không được xem là chính xác.
Do vậy chị có thể xem xét trường hợp của mình có phù hợp với quy định trên hay không, trường hợp đã đáp ứng đủ các yêu cầu nêu trên thì vụ án sẽ được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
Trong vụ án hôn nhân và gia đình giải quyết theo thủ tục rút gọn thì mức tạm ứng án phí được tính như thế nào?
Trường hợp nào vụ án hôn nhân và gia đình được thụ lý để giải quyết theo thủ tục rút gọn bị chuyển sang giải quyết theo thủ tục thông thường?
căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 317 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định các trường hợp vụ án được quyết theo thủ tục rút gọn bị chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường như sau:
"Điều 317. Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn
...
3. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn, nếu xuất hiện tình tiết mới sau đây làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn thì Tòa án ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường:
a) Phát sinh tình tiết mới mà các đương sự không thống nhất do đó cần phải xác minh, thu thập thêm tài liệu, chứng cứ hoặc cần phải tiến hành giám định;
b) Cần phải định giá, thẩm định giá tài sản tranh chấp mà các đương sự không thống nhất về giá;
c) Cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
d) Phát sinh người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
đ) Phát sinh yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập;
e) Phát sinh đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, yêu cầu xác minh, thu thập chứng cứ ở nước ngoài mà cần phải thực hiện ủy thác tư pháp, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này."
Như vậy trong quá trình chuẩn bị xét xử vụ án hôn nhân và gia đình theo thủ tục rút gọn có phát sinh các trường hợp nêu trên thì vụ án sẽ bị chuyển sang giải quyết theo thủ tục thông thường
Đối với vụ án hôn nhân và gia đình được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì mức tạm ứng án phí là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 2 và khoản 4 Điều 7 Nghị Quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức tạm ứng án ví đối với vụ án hôn nhân và gia đình giải quyết theo thủ tục rút gọn như sau:
"Điều 7. Mức tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án
...
2. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch bằng mức án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch.
Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án dân sự bằng mức án phí dân sự phúc thẩm.
...
4. Đối với vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động vụ án hành chính được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì mức tạm ứng án phí bằng 50% mức tạm ứng án phí quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này."
Căn cứ khoản 2 Điều 24 Nghị Quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định đối với vụ án hôn nhân và gia đình không có tranh chấp về tài sản là vụ án không có giá ngạch.
Như vậy mức tạm ứng án phí trong trường hợp này sẽ bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch.
Theo Danh mục A ban hành kèm theo Quyết định 326/2016/UBTVQH14 thì mức án phí sơ thẩm đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch là 300.000 đồng.
Từ đó suy ra mức tạm ứng án phí phải nộp là 150.000đ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.