Trong quá trình kiểm tra phân cấp ụ nổi đóng mới của Cục Đăng kiểm Việt Nam, những thử nghiệm nào phải được thực hiện?

Cho tôi hỏi bản vẽ và hồ sơ kết cấu ụ nổi đóng mới cho đăng kiểm thẩm định bao gồm những thành phần nào? Đăng kiểm viên tiến hành kiểm tra ụ nổi đóng mới theo trình tự như thế nào? Trong quá trình kiểm tra phân cấp u nổi đóng mới, các thử nghiệm nào phải được thực hiện? Câu hỏi của anh N.M.T (Long An).

Bản vẽ và hồ sơ kết cấu ụ nổi đóng mới cho đăng kiểm thẩm định bao gồm những thành phần nào?

Bản vẽ và hồ sơ được quy định tại tiểu mục 2.1.2 Mục 2.1 Chương 2 Phần II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 55:2013/BGTVT về phân cấp và đóng ụ nổi do Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Thông tư 06/2013/TT-BGTVT phải bao gồm như ở từ (1) đến (2) sau đây:

(1) Bản vẽ để thẩm định

- Bố trí chung;

- Bản vẽ thể hiện quy cách kết cấumặt cắt ngang tại giữa ụ nổi;

- Bản vẽ kết cấu các vách mạn và pông tông;

- Bản vẽ kết cấu của boong và vách;

- Bố trí hệ thống bơm;

- Bản vẽ bố trí hệ thống máy và hệ thống điện;

- Sơ đồ hệ thống đường ống;

- Sơ đồ hệ thống chữa cháy;

- Sơ đồ nguyên lý của hệ thống chỉ báo mực nước trong két và chiều chìm;

- Sơ đồ nguyên lý của hệ thống chỉ báo biến dạng của thân ụ nổi.

(2) Hồ sơ tài liệu

- Thuyết minh chung;

- Bản tính ổn định và đường cong thủy lực;

- Bản tính và số liệu để tính toán độ bền dọc, độ bền ngang và độ bền cục bộ;

- Hướng dẫn vận hành kể cả hướng dẫn dằn;

- Bố trí các két có ghi rõ cột áp làm việc lớn nhất, chiều cao ống tràn và ống thông hơi, nếu cần, phải ghi rõ chênh lệch cột áp làm việc lớn nhất;

- Bảng kê các lớp sơn phủ;

- Quy trình thử;

- Hồ sơ bao gồm vị trí và các thông tin chi tiết khác về các vật liệu có chứa chất amiăng được sử dụng trên ụ nổi.

Trong quá trình kiểm tra phân cấp ụ nổi đóng mới của Cục Đăng kiểm Việt Nam, những thử nghiệm nào phải được thực hiện?

Trong quá trình kiểm tra phân cấp ụ nổi đóng mới của Cục Đăng kiểm Việt Nam, những thử nghiệm nào phải được thực hiện? (Hình từ Internet)

Đăng kiểm viên tiến hành kiểm tra ụ nổi đóng mới theo trình tự như thế nào?

Các bước kiểm tra ụ nổi đóng mới của đăng kiểm viên được quy định tại tiểu mục 2.1.3 Mục 2.1 Chương 2 Phần II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 55:2013/BGTVT về phân cấp và đóng ụ nổi do Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Thông tư 06/2013/TT-BGTVT như sau:

Từ khi bắt đầu đến kết thúc đóng mới ụ nổi, Đăng kiểm viên phải tiến hành kiểm tra vật liệu, chất lượng công nghệ và trang thiết bị. Các bước kiểm tra bắt buộc là:

(1) Kiểm tra vật liệu và trang thiết bị theo quy định ở Phần 7A và 7B QCVN 21:2010/BGTVT (được thay thế bởi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 21: 2015/BGTVT về Phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép ban hành kèm theo Thông tư 11/2016/TT-BGTVT);

(2) Kiểm tra quy trình hàn và kiểm tra đường hàn bằng chụp ảnh phóng xạ theo quy định ở Phần 6 QCVN 21: 2010/BGTVT (được thay thế bởi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 21: 2015/BGTVT về Phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép ban hành kèm theo Thông tư 11/2016/TT-BGTVT);

(3) Kiểm tra của Đăng kiểm viên trong phân xưởng, khi lắp ráp phân đoạn hoặc tổng đoạn;

(4) Kiểm tra khi một phần của ụ nổi được hoàn thành;

(5) Kiểm tra khi tiến hành thử theo quy định ở 2.1.4.

Trong quá trình kiểm tra phân cấp ụ nổi đóng mới của Cục Đăng kiểm Việt Nam, những thử nghiệm nào phải được thực hiện?

Những thử nghiệm phải tiến hành trong quá trình kiểm tra phân cấp ụ nổi đóng mới của Cục Đăng kiểm Việt Nam được quy định tại tiểu mục 2.1.4 Mục 2.1 Chương 2 Phần II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 55:2013/BGTVT về phân cấp và đóng ụ nổi do Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Thông tư 06/2013/TT-BGTVT như sau:

(1) Thử khoang két

Tất cả các khoang két kể, cả khoang trống và khoang cách ly phải được thử riêng biệt với cột nước đến điểm cao nhất mà khi ụ nổi làm việc nước sẽ dâng lên tới.

Nếu kích thước cơ cấu trên vách biên của két được xác định dựa trên chênh lệch cột áp làm việc lớn nhất thì cột áp thử không cần lớn hơn chênh lệch cột áp làm việc thiết kế.

Thử bằng khí hoặc thử bằng vòi phun nước có thể được coi là tương đương với quy định ở trên nếu trình Đăng kiểm duyệt tất cả các chi tiết liên quan cần thiết.

(2) Thử kết thúc

Sau khi đóng xong ụ, các thử nghiệm phải được tiến hành để xác định:

- Mạn khô đến boong nóc khi đánh chìm ụ nổi;

- Lượng chiếm nước không tải và sức nâng của ụ nổi ứng với mạn khô tối thiểu;

- Vị trí trọng tâm bằng thử nghiêng ngang;

- Những biến dạng do đóng mới ở trạng thái ban đầu. Trạng thái ban đầu là trạng thái mà tất cả các két dự trữ (nước ngọt, dầu đốt v.v...) được chứa đầy nhưng tất cả các két khác thì rỗng, chỉ có nước đọng vẫn giữ trong các két dằn. Các cần cẩu di động có thể đứng yên ở những vị trí tạo ra chiều chìm bằng nhau ở phía trước và phía sau;

- Độ chia chính xác của thiết bị đo độ võng của ụ nổi bằng cách giả định trạng thái có tải dự kiến càng sát thực càng tốt.

(3) Thử các hệ thống

Các bơm của hệ thống máy móc, thiết bị điều khiển tự động/điều khiển từ xa đường ống và hệ thống chữa cháy phải được thử tại nơi chế tạo thỏa mãn yêu cầu QCVN 21:2010/BGTVT.

Tuy vậy, Đăng kiểm có thể bỏ qua bước kiểm tra bởi Đăng kiểm viên tại nhà máy chế tạo, nhưng phải trình Đăng kiểm Giấy chứng nhận của nhà máy chế tạo và phải thử hoạt động có sự tham gia của Đăng kiểm viên sau khi lắp đặt.

Tất cả các máy móc và hệ thống liên quan đến phân cấp của ụ nổi phải được thử hoạt động sau khi lắp đặt với sự chứng kiến của Đăng kiểm viên.

(4) Thiết bị điện

Các thử nghiệm và kiểm tra sau đây phải được tiến hành đối với thiết bị điện sau khi được lắp đặt lên ụ nổi:

- Đo điện trở cách điện;

- Thử hoạt động của thiết bị điện chính;

- Các thử nghiệm và kiểm tra khác mà Đăng kiểm thấy cần thiết.

Phân cấp và đóng ụ nổi
Quy chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhà hàng có cần tuân thủ quy định về tiếng ồn không? Nếu có thì giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn của nhà hàng là bao nhiêu?
Pháp luật
Kíp nổ điện vi sai an toàn là gì? Chỉ tiêu kỹ thuật của kíp nổ điện vi sai an toàn? Kíp nổ điện vi sai an toàn được bao gói bằng gì?
Pháp luật
Hào kỹ thuật là gì? Cấu tạo hào kỹ thuật bao gồm? Độ sâu hào kỹ thuật được xác định dựa theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Nước khoáng thiên nhiên đóng chai được khai thác trực tiếp từ đâu? Việc ghi nhãn phải tuân thủ các quy định nào?
Pháp luật
Đất dân dụng là gì? Khi tổ chức không gian toàn đô thị việc tính toán chỉ tiêu đất dân dụng phải đảm bảo nguyên tắc nào? Chỉ tiêu đất dân dụng bình quân toàn đô thị?
Pháp luật
Mẫu bản đăng ký thông số kỹ thuật và mã nhận dạng khung xe mới nhất áp dụng từ ngày 05/12/2024?
Pháp luật
Theo QCVN 24:2016/BYT, mức tiếp xúc với tiếng ồn của NLĐ tại nơi làm việc bình thường trong 8 giờ không được vượt quá bao nhiêu decibel (dBA)?
Pháp luật
Các yếu tố nguy hiểm, có hại có thể gây ra những hậu quả gì với người làm việc trong không gian hạn chế?
Pháp luật
Theo QCVN 22:2016/BYT, khu vực Các phòng làm việc chung, phòng hồ sơ, photocopy thì độ rọi chiếu sáng tối thiểu là bao nhiêu lux?
Pháp luật
QCVN 35:2024/BGTVT về Đèn chiếu sáng phía trước của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ ngày 1/10/2024 theo Thông tư 07/2024/TT-BGTVT ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phân cấp và đóng ụ nổi
464 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phân cấp và đóng ụ nổi Quy chuẩn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phân cấp và đóng ụ nổi Xem toàn bộ văn bản về Quy chuẩn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào