Trong giao tiếp người lưu trú tại cơ sở lưu trú của Bộ Công an sử dụng tiếng Việt hay tiếng nước ngoài?

Cho tôi hỏi trong giao tiếp người lưu trú tại cơ sở lưu trú của Bộ Công an sử dụng tiếng Việt hay tiếng nước ngoài? Khi ra ngoài cơ sở lưu trú của Bộ Công an thì người lưu trú có cần phải được sự đồng ý bằng văn bản của Trưởng cơ sở lưu trú không? Người lưu trú tại cơ sở lưu trú của Bộ Công an có phải tuân thủ sự hướng dẫn của cán bộ cơ sở lưu trú không? Mong được giải đáp. Đây là câu hỏi của Vy Nhật đến từ Bến Tre.

Người lưu trú tại cơ sở lưu trú của Bộ Công an có phải tuân thủ sự hướng dẫn của cán bộ cơ sở lưu trú không?

Căn cứ khoản 1 Điều 1 Nội quy ban hành kèm theo Thông tư 07/2021/TT-BCA quy định những quy định người lưu trú phải thực hiện như sau:

Những quy định người lưu trú phải thực hiện
1. Chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (gọi tắt là Nhà nước Việt Nam), các quy định của cơ sở lưu trú trong công tác quản lý và thực hiện các chế độ đối với người lưu trú về thời gian sinh hoạt, hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ, đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình, thông tin liên lạc, thăm gặp, nhận quà, phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh, phòng cháy, chữa cháy và vệ sinh, bảo vệ môi trường; chấp hành mệnh lệnh, tuân thủ sự hướng dẫn của cán bộ cơ sở lưu trú. Có trách nhiệm ngăn chặn và tố giác, báo cáo kịp thời, trung thực những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm Nội quy cơ sở lưu trú của người lưu trú hoặc của người khác.
2. Ở đúng vị trí quy định trong buồng lưu trú, ngủ, nghỉ đúng giờ, có ý thức giữ gìn trật tự, vệ sinh cá nhân, chỗ ở và nơi công cộng; đến giờ quy định, người lưu trú được nhận khẩu phần ăn của mình và phải ăn đúng nơi quy định, giữ gìn vệ sinh, an toàn thực phẩm.
...

Theo đó, người lưu trú tại cơ sở lưu trú của Bộ Công an phải tuân thủ sự hướng dẫn của cán bộ cơ sở lưu trú.

người lưu trú tại cơ sở lưu trú của Bộ Công an

Người lưu trú tại cơ sở lưu trú của Bộ Công an (Hình từ Internet)

Khi ra ngoài cơ sở lưu trú của Bộ Công an thì người lưu trú có cần phải được sự đồng ý bằng văn bản của Trưởng cơ sở lưu trú không?

Căn cứ khoản 4 Điều 1 Nội quy ban hành kèm theo Thông tư 07/2021/TT-BCA quy định như sau:

Những quy định người lưu trú phải thực hiện
...
3. Chấp hành sự quản lý, kiểm tra, điểm danh, kiểm diện của cán bộ cơ sở lưu trú. Khi có thông báo tập hợp phải tập trung đúng thời gian, địa điểm được chỉ định, mặc quần áo gọn gàng, giữ trật tự, trường hợp có báo động thì phải giữ nguyên vị trí và tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh, chỉ dẫn của cán bộ cơ sở lưu trú.
4. Khi ra ngoài cơ sở lưu trú, người lưu trú phải được sự đồng ý bằng văn bản của Trưởng cơ sở lưu trú và chịu sự quản lý, giám sát của cán bộ cơ sở lưu trú; khi ra, vào cổng cơ sở lưu trú, người lưu trú không được đeo kính màu, khẩu trang (trừ trường hợp do yêu cầu phòng bệnh, chữa bệnh), nếu có mũ, nón thì phải cầm tay và báo cáo với cán bộ trực cơ sở lưu trú.
...

Theo đó, khi ra ngoài cơ sở lưu trú, người lưu trú phải được sự đồng ý bằng văn bản của Trưởng cơ sở lưu trú và chịu sự quản lý, giám sát của cán bộ cơ sở lưu trú; khi ra, vào cổng cơ sở lưu trú, người lưu trú không được đeo kính màu, khẩu trang (trừ trường hợp do yêu cầu phòng bệnh, chữa bệnh), nếu có mũ, nón thì phải cầm tay và báo cáo với cán bộ trực cơ sở lưu trú.

Trong giao tiếp người lưu trú tại cơ sở lưu trú của Bộ Công an sử dụng tiếng Việt hay tiếng nước ngoài?

Theo khoản 5 Điều Điều 1 Nội quy ban hành kèm theo Thông tư 07/2021/TT-BCA quy định những quy định người lưu trú phải thực hiện như sau:

Những quy định người lưu trú phải thực hiện
...
5. Trong giao tiếp, người lưu trú sử dụng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt (người bị hạn chế khả năng nghe, nói được sử dụng ngôn ngữ ký hiệu hoặc thiết bị y tế hỗ trợ cho việc giao tiếp). Người lưu trú xưng danh với cán bộ là “tôi” và “cán bộ”, với khách là “tôi” và “quý khách”, với người lưu trú khác là “tôi” và “anh” hoặc “chị” hoặc tùy theo lứa tuổi, quan hệ gia đình, họ hàng, người lưu trú xưng hô, giao tiếp, ứng xử với nhau bảo đảm phù hợp phong tục, truyền thống văn hóa của nước mình, văn minh, lịch sự. Trường hợp người lưu trú sử dụng tiếng nước ngoài thì phải dùng các từ xưng danh tương đương.
...

Theo đó, trong giao tiếp, người lưu trú tại cơ sở lưu trú của Bộ Công an sử dụng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt (người bị hạn chế khả năng nghe, nói được sử dụng ngôn ngữ ký hiệu hoặc thiết bị y tế hỗ trợ cho việc giao tiếp).

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

726 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào