Trạm BTS là gì? Sử dụng thiết bị vô tuyến điện gây nhiễu có hại đối với mạng viễn thông di động bị phạt bao nhiêu?

Trạm BTS là gì? Thiết bị vô tuyến điện là gì? Cá nhân sử dụng thiết bị vô tuyến điện gây nhiễu có hại đối với mạng viễn thông di động bị xử phạt bao nhiêu? Cá nhân được cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện cần phải thực hiện những nội dung gì?

Trạm BTS là gì? Thiết bị vô tuyến điện là gì?

Trạm BTS là viết tắt của Base Transceiver Station, là một trạm thu phát sóng di động được sử dụng trong hệ thống mạng viễn thông bởi các nhà cung cấp dịch vụ (ISP).

Trạm BTS (Base Transceiver Station) là một phần quan trọng trong hệ thống mạng viễn thông di động. Đây là thiết bị chịu trách nhiệm kết nối các thiết bị di động như điện thoại hoặc máy tính bảng với mạng của nhà cung cấp dịch vụ di động.

Trạm BTS có nhiệm vụ phát và nhận tín hiệu vô tuyến giữa các thiết bị di động và mạng di động, từ đó chuyển tiếp các cuộc gọi, tin nhắn, và dữ liệu giữa các thiết bị.

Trạm BTS thường được đặt ở các vị trí chiến lược, như trên các tòa nhà, cột ăng-ten, hoặc tháp truyền dẫn, để đảm bảo vùng phủ sóng tốt và ổn định.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Cùng với đó căn cứ theo khoản 10 Điều 3 Luật Tần số vô tuyến điện 2009 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
8. Bức xạ vô tuyến điện là năng lượng sinh ra ở dạng sóng vô tuyến điện từ một nguồn bất kỳ.
9. Phát xạ vô tuyến điện là bức xạ của một đài phát vô tuyến điện.
10. Thiết bị vô tuyến điện là thiết bị thu, phát hoặc thu - phát các ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng sóng vô tuyến điện.
...

Theo đó, thiết bị vô tuyến điện là thiết bị thu, phát hoặc thu - phát các ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng sóng vô tuyến điện.

Trạm BTS là gì? Sử dụng thiết bị vô tuyến điện gây nhiễu có hại đối với mạng viễn thông di động bị phạt bao nhiêu?

Trạm BTS là gì? Sử dụng thiết bị vô tuyến điện gây nhiễu có hại đối với mạng viễn thông di động bị phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Cá nhân sử dụng thiết bị vô tuyến điện gây nhiễu có hại đối với mạng viễn thông di động bị xử phạt bao nhiêu?

Căn cứ theo điểm b khoản 3 và điểm a khoản 8 Điều 71 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về gây nhiễu có hại
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị điện, điện tử, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện có bức xạ vô tuyến điện gây nhiễu có hại đối với các mạng, đài và hệ thống thông tin vô tuyến điện đã được cấp Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện do không tuân thủ hoặc không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn bức xạ vô tuyến điện và quản lý tương thích điện từ.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị vô tuyến điện thuộc Danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện gây nhiễu có hại đối với các mạng, đài và hệ thống thông tin vô tuyến điện đã được cấp Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện do không tuân thủ các điều kiện kỹ thuật hoặc không đúng các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị vô tuyến điện gây nhiễu có hại do không bảo đảm các quy chuẩn kỹ thuật hoặc không đúng các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đối với:
a) Mạng viễn thông di động, mạng viễn thông dùng riêng, mạng thông tin vô tuyến điện nội bộ;
b) Kênh tần số phát thanh, truyền hình hoặc kênh, tần số thu, phát sóng vô tuyến điện hợp pháp khác trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
...
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5, các điểm a, b, c và d khoản 6 và khoản 7 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4, khoản 5, các điểm a, b, c và d khoản 6 và khoản 7 Điều này.

Lưu ý: Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định: "Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức".

Như vậy, cá nhân có hành vi sử dụng thiết bị vô tuyến điện gây nhiễu có hại do không bảo đảm các quy chuẩn kỹ thuật hoặc không đúng các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với mạng viễn thông di động sẽ bị xử phạt từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Ngoài ra, cá nhân sẽ bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm.

Cá nhân được cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện cần phải thực hiện biện pháp hạn chế nhiễu có hại gì?

Căn cứ theo Điều 37 Luật Tần số vô tuyến điện 2009 quy định các biện pháp hạn chế nhiễu có hại như sau:

- Cá nhân được cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện phải thực hiện đúng quy định của giấy phép và thực hiện các biện pháp sau đây để hạn chế nhiễu có hại:

+ Duy trì tần số vô tuyến điện phát trong phạm vi sai lệch tần số vô tuyến điện cho phép theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;

+ Giảm mục phát xạ vô tuyến điện không mong muốn xuống trị số thấp nhất;

+ Sử dụng phương thức phát có độ rộng băng tần chiếm dụng nhỏ nhất tương ứng với công nghệ sử dụng;

+ Hạn chế thu, phát sóng vô tuyến điện ở những hướng không cần thiết;

+ Sử dụng mức công suất nhỏ nhất đủ để bảo đảm chất lượng thông tin.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

600 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào