Trách nhiệm xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội là gì? Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm thế nào trong việc xây dựng, phát triển và quản lý Thủ đô Hà Nội?
Biểu tượng của Thủ đô Hà Nội là gì? Trách nhiệm xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội là gì?
Theo Điều 6 Luật Thủ đô 2012 quy định:
Biểu tượng của Thủ đô
Biểu tượng của Thủ đô là hình ảnh Khuê Văn Các tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Theo đó, biểu tượng của Thủ đô Hà Nội là hình ảnh Khuê Văn Các tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Bên cạnh đó, tại Điều 4 Luật Thủ đô 2012 quy định về trách nhiệm xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô như sau:
- Xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô là nhiệm vụ thường xuyên, trực tiếp của các cấp chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội; là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, các lực lượng vũ trang và nhân dân cả nước.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên động viên mọi tầng lớp nhân dân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô.
- Nhà nước ưu tiên đầu tư và có chính sách thu hút các nguồn lực để phát huy tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô, Vùng Thủ đô nhằm xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô.
Xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội (Hình từ Internet)
Việc quy hoạch xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội phải đảm bảo thực hiện những gì?
Theo Điều 8 Luật Thủ đô 2012 quy định như sau:
Quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô
1. Việc xây dựng và phát triển Thủ đô phải được thực hiện theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, các quy định của pháp luật về xây dựng, về quy hoạch đô thị và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô phải bảo đảm xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường; bảo đảm quốc phòng, an ninh, kết nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của Thủ đô với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô và cả nước.
2. Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và việc điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau khi có ý kiến của Quốc hội.
3. Quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và các quy hoạch khác của Thủ đô phải bảo đảm phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.
4. Quy hoạch ngành, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia liên quan trực tiếp đến Thủ đô phải được lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và bảo đảm phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.
5. Việc lập và thực hiện quy hoạch phải bảo đảm nguyên tắc công khai, đồng bộ, ổn định, lâu dài.
Theo đó:
- Việc xây dựng và phát triển Thủ đô phải được thực hiện theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, các quy định của pháp luật về xây dựng, về quy hoạch đô thị và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô phải bảo đảm xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường; bảo đảm quốc phòng, an ninh, kết nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của Thủ đô với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô và cả nước.
- Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và việc điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau khi có ý kiến của Quốc hội.
- Quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và các quy hoạch khác của Thủ đô phải bảo đảm phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.
- Quy hoạch ngành, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia liên quan trực tiếp đến Thủ đô phải được lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và bảo đảm phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.
- Việc lập và thực hiện quy hoạch phải bảo đảm nguyên tắc công khai, đồng bộ, ổn định, lâu dài.
Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm như thế nào trong việc xây dựng, phát triển và quản lý Thủ đô Hà Nội?
Căn cứ tại Điều 23 Luật Thủ đô 2012 quy định như sau:
Trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
1. Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về Thủ đô; quy định cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô để thi hành các quy định của pháp luật về Thủ đô.
2. Hằng năm, Thủ tướng Chính phủ làm việc với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô và các bộ, ngành có liên quan để đánh giá kết quả thi hành pháp luật về Thủ đô.
Như vậy, Thủ tướng Chính phủ làm việc với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô và các bộ, ngành có liên quan để đánh giá kết quả thi hành pháp luật về Thủ đô.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.