Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ giải quyết những công việc gì? Tổng Giám đốc xem xét, giải quyết công việc dựa trên cơ sở nào?

Xin cho hỏi là Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ giải quyết những công việc gì? Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét, giải quyết công việc dựa trên cơ sở nào? Những công việc nào cần được thảo luận tập thể Lãnh đạo Ngành trước khi Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định? - Câu hỏi của anh Thuận (Hà Nội).

Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ giải quyết những công việc gì?

Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Hình từ Internet)

Theo khoản 1 Điều 3 Quy chế làm việc của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2596/QĐ-BHXH năm 2018 quy định Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ giải quyết những công việc cụ thể sau:

(1) Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành BHXH Việt Nam thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo đúng quy định của Luật Tổ chức Chính phủ, Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ, Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam và các văn bản pháp luật liên quan khác; thực hiện những công việc được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, ủy quyền.

(2) Trực tiếp chỉ đạo, điều hành một số công việc thuộc các lĩnh vực công tác, đơn vị trực thuộc, BHXH tỉnh do Tổng Giám đốc trực tiếp phụ trách.

(3) Phân công nhiệm vụ hoặc ủy quyền cho Phó Tổng Giám đốc phụ trách một số lĩnh vực công tác, đơn vị trực thuộc và BHXH tỉnh;

- Ủy quyền cho Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc; phân cấp hoặc ủy quyền cho Giám đốc BHXH tỉnh thực hiện một số công việc cụ thể theo quy định của pháp luật;

- Chủ động phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan hữu quan để xử lý, giải quyết các vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của BHXH Việt Nam hoặc các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

(4) Khi vắng mặt và nếu thấy cần thiết, Tổng Giám đốc ủy quyền cho một Phó Tổng Giám đốc điều hành công tác, giải quyết công việc của BHXH Việt Nam theo quy định của pháp luật.

(5) Ký các văn bản hoặc ủy quyền cho Phó Tổng Giám đốc và Thủ trưởng đơn vị trực thuộc ký.

Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét, giải quyết công việc dựa trên cơ sở nào?

Theo khoản 1 Điều 5 Quy chế làm việc của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2596/QĐ-BHXH năm 2018 quy định như sau:

Cách thức giải quyết công việc của Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc
1. Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc xem xét, giải quyết công việc trên cơ sở hồ sơ, tài liệu trình của đơn vị trực thuộc, BHXH tỉnh. Những vấn đề lớn, phức tạp thì cần có thêm văn bản giải trình nêu rõ những căn cứ, nội dung trình, ý kiến tham gia của các đơn vị. Trước khi trình Tổng Giám đốc, các đơn vị trình Phó Tổng Giám đốc phụ trách xem xét, cho ý kiến; nếu Phó Tổng Giám đốc chưa đồng ý thì chỉ đạo đơn vị hoàn chỉnh, bổ sung để trình Tổng Giám đốc.
Trong trường hợp cần thiết, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc yêu cầu Lãnh đạo đơn vị trực thuộc, BHXH tỉnh hoặc cá nhân được phân công báo cáo trực tiếp về công việc và kết quả giải quyết công việc.
...

Như vậy, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét, giải quyết công việc dựa trên cơ sở hồ sơ, tài liệu trình của đơn vị trực thuộc, BHXH tỉnh.

- Những vấn đề lớn, phức tạp thì cần có thêm văn bản giải trình nêu rõ những căn cứ, nội dung trình, ý kiến tham gia của các đơn vị.

- Trong trường hợp cần thiết, Tổng Giám đốc yêu cầu Lãnh đạo đơn vị trực thuộc, BHXH tỉnh hoặc cá nhân được phân công báo cáo trực tiếp về công việc và kết quả giải quyết công việc.

Những công việc nào cần được thảo luận tập thể Lãnh đạo Ngành trước khi Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định?

Theo khoản 4 Điều 3 Quy chế làm việc của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2596/QĐ-BHXH năm 2018 quy định những công việc sau đây cần thảo luận tập thể Lãnh đạo Ngành trước khi Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định, cụ thể:

(1) Chương trình công tác hàng năm; kế hoạch của Ngành triển khai chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN và các chính sách quan trọng khác của Đảng, Nhà nước.

(2) Các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến toàn Ngành.

(3) Các chương trình, dự án trọng điểm của Ngành.

(4) Phân bổ, giao và điều chỉnh các chỉ tiêu, kế hoạch hàng năm.

(5) Công tác tổ chức bộ máy, nhân sự, thi đua, khen thưởng, kỷ luật cán bộ quản lý cấp phòng trở lên thuộc cơ quan BHXH Việt Nam.

Những nội dung công tác tổ chức cán bộ thuộc trách nhiệm của Ban Cán sự Đảng, thực hiện theo quy chế riêng của Ban Cán sự Đảng.

(6) Tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác hàng năm và kiểm điểm công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của BHXH Việt Nam.

(7) Những vấn đề khác mà Tổng Giám đốc thấy cần thiết phải đưa ra thảo luận tập thể.

(8) Đối với những vấn đề quy định phải thảo luận trong tập thể Lãnh đạo Ngành nhưng cần quyết định gấp, không có điều kiện thảo luận tập thể, thì theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc, đơn vị chủ trì gửi hồ sơ xin ý kiến các Phó Tổng Giám đốc, sau đó tổng hợp, trình Tổng Giám đốc quyết định.

Bảo hiểm xã hội Tải trọn bộ các văn bản về Bảo hiểm xã hội hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cách tính mức lương đóng BHXH 2024 từ 01/7 khi tăng lương tối thiểu vùng? Công thức tính lương đóng bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay thế nào?
Pháp luật
Có thể tích hợp quá trình tham gia BHXH vào VNeID? Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1 7 2025 được hưởng quyền gì?
Pháp luật
Người lao động nước ngoài có tham gia bảo hiểm xã hội đi khám, chữa bệnh ở nước ngoài thì có được hưởng chế độ ốm đau không?
Pháp luật
Phần trích đóng bảo hiểm xã hội của người lao động có được trừ khi xác định thuế thu nhập cá nhân không?
Pháp luật
Để người lao động được hưởng chế độ ốm đau theo bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc điều trị bệnh ung thư thì người sử dụng lao động cần làm gì?
Pháp luật
Công thức tính mức đóng BHXH từ tháng 7 2024 theo tỷ lệ đóng BHXH năm 2024 giữa người lao động và doanh nghiệp thế nào?
Pháp luật
Tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo phương thức 03 tháng một lần nhưng quên đóng và muốn đóng bù có được không?
Pháp luật
Khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng thêm hệ số trượt giá như bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Pháp luật
Người lao động có được phép tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện khi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
Pháp luật
Cơ quan bảo hiểm xã hội là gì? Nhà nước quản lý bảo hiểm xã hội như thế nào? Đối với bảo hiểm xã hội nhà nước có chính sách gì không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm xã hội
1,346 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào