Muốn có bằng lái xe máy thì phải làm sao? Quy định về việc cấp bằng lái xe máy quy định thế nào? Thi xong bao lâu mới được cấp bằng lái xe?
Có những loại bằng lái xe nào?
Căn cứ Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, thì có các loại bằng lái xe sau:
Phân hạng giấy phép lái xe
1. Hạng A1 cấp cho:
a) Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
b) Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
2. Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
3. Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
4. Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.
5. Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:1. Hạng A1 cấp cho:
a) Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
b) Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
2. Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
3. Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
4. Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.
....
Như vậy, trường hợp của bạn muốn thi bằng lái xe hai bánh thì bạn có thể thi bằng lái xe hạng A1 dành cho xe máy có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3; hoặc bằng lái xe hạng A2 đối với xe máy có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên.
Thi bằng lái xe hai bánh
Điều kiện để thi bằng lái xe?
Căn cứ khoản 1, 2 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về điều kiện đối với người học lái xe như sau:
Điều kiện đối với người học lái xe
1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
2. Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định."
Như vậy, điều kiện để thi bằng lái xe của bạn ở đây đầu tiên bạn phải là công dân Việt Nam, đủ tuổi, sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định. Thì bạn mới được thực hiện quá trình thi bằng lái xe của mình.
Cụ thể hơn, về độ tuổi của người lái xe theo quy định của pháp luật như sau:
Căn cứ Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:
Tuổi, sức khỏe của người lái xe
1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.”
Như vậy, không biết trường hợp của bạn đang là bao nhiêu tuổi vì bạn không nêu rõ, tuy nhiên với việc bạn muốn thi bằng lái xe hai bánh, tương ứng với bằng A1 hoặc A2 tùy theo dung tích xe của bạn thì với bằng A1 và A2 là đủ: 18 tuổi.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp bằng lái xe?
Căn cứ Điều 29 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT thì:
Cơ quan quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe
.....
2. Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng được giao nhiệm vụ quản lý về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe là tổ chức tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe (gọi là cơ quan quản lý sát hạch)."
Như vậy, trường hợp của bạn thi bằng lái xe ở T.P Hồ Chí Minh cho nên Sở giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh có trách nhiệm cấp giấy phép lái xe cho bạn.
Tuy nhiên, có trường hợp Sở giao thông vận tải không cấp trực tiếp cho bạn mà phải thông qua trung tâm đào tạo lái xe nơi bạn học để liên hệ nhận bằng.
Thời hạn của bằng lái xe là bao nhiêu?
Căn cứ, Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT (được bổ sung bởi Khoản 3 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT) quy định về thời hạn của giấy phép lái xe như sau:
Thời hạn của giấy phép lái xe
1. Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.
2. Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
3. Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
4. Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
5. Thời hạn của giấy phép lái xe được ghi trên giấy phép lái xe.
Như vậy, nếu bạn vượt qua kỳ thi bằng lái xe và được cấp bằng hạng A1 hoặc A2 thì bằng của bạn là không có thời hạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.