Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan có các quyền và nghĩa vụ như thế nào?

Tôi muốn hỏi hiện nay tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan có các quyền và nghĩa vụ như thế nào? Dự án thành lập khu rừng đặc dụng bao gồm những nội dung gì? Mong nhận được câu trả lời sớm nhất. Xin cảm ơn! Trên đây là một vài thắc mắc của bạn Thanh Nhi ở Long Thành.

Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan có các quyền gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 78 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan
1. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan có quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại Điều 73 của Luật này;
b) Được hưởng chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 94 của Luật này;
c) Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan theo quy định tại Điều 52, rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Cho thuê môi trường rừng; hợp tác, liên kết đầu tư phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp theo phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
...

Theo đó, tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan có các quyền sau:

- Các quyền quy định tại Điều 73 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định cụ thể:

Quyền chung của chủ rừng
1. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật.
2. Được hưởng lâm sản tăng thêm từ rừng do tự đầu tư vào rừng tự nhiên, rừng trồng là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
3. Sử dụng rừng phù hợp với thời hạn giao rừng, cho thuê rừng và thời hạn giao đất, cho thuê đất trồng rừng theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai.
4. Được cung ứng dịch vụ môi trường rừng và hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng.
5. Được hướng dẫn về kỹ thuật và hỗ trợ khác theo quy định để bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học rừng; được hưởng lợi từ công trình hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng do Nhà nước đầu tư.
6. Được Nhà nước bồi thường giá trị rừng, tài sản do chủ rừng đầu tư, xây dựng hợp pháp tại thời điểm quyết định thu hồi rừng.
7. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với chủ rừng phát triển rừng sản xuất khi bị thiệt hại do thiên tai.
8. Hợp tác, liên kết với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để bảo vệ và phát triển rừng.
9. Được bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp khác.

- Được hưởng chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan theo quy định tại Điều 94 Luật Lâm nghiệp 2017;

- Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan theo quy định tại Điều 52 Luật Lâm nghiệp 2017;

- Cho thuê môi trường rừng; hợp tác, liên kết đầu tư phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp theo phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Nhà nước giao rừng đặc dụng

Nhà nước giao rừng đặc dụng (Hình từ Internet)

Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan có nghĩa vụ như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 78 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan
...
2. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan có nghĩa vụ sau đây:
a) Các nghĩa vụ quy định tại Điều 74 của Luật này;
b) Lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững và thực hiện phương án đã được phê duyệt;
c) Ký hợp đồng khoán bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình; cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan có nghĩa vụ như sau:

- Các nghĩa vụ quy định tại Điều 74 Luật Lâm nghiệp 2017 cụ thể:

Nghĩa vụ chung của chủ rừng
1. Quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững theo Quy chế quản lý rừng, quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Thực hiện quy định về theo dõi diễn biến rừng.
3. Trả lại rừng khi Nhà nước thu hồi rừng theo quy định của Luật này.
4. Bảo tồn đa dạng sinh học rừng, thực vật rừng, động vật rừng.
5. Phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.
6. Chấp hành sự quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

- Lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững và thực hiện phương án đã được phê duyệt;

- Ký hợp đồng khoán bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình; cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ theo quy định của Chính phủ.

Dự án thành lập khu rừng đặc dụng bao gồm những nội dung gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Thành lập khu rừng đặc dụng
...
2. Nội dung của dự án thành lập khu rừng đặc dụng
a) Đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng rừng, các hệ sinh thái tự nhiên; các giá trị về đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật; giá trị lịch sử, văn hóa, cảnh quan, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; khoa học, thực nghiệm, giáo dục môi trường và cung ứng dịch vụ môi trường rừng;
b) Đánh giá về hiện trạng quản lý, sử dụng rừng, đất đai, mặt nước vùng dự án;
c) Đánh giá về hiện trạng dân sinh, kinh tế - xã hội;
d) Xác định các mục tiêu thành lập khu rừng đặc dụng đáp ứng tiêu chí rừng đặc dụng;
đ) Xác định phạm vi ranh giới, diện tích khu rừng đặc dụng, các phân khu và vùng đệm trên bản đồ;
e) Các chương trình hoạt động, phương án ổn định đời sống dân cư vùng đệm, giải pháp thực hiện, tổ chức quản lý;
g) Xác định khái toán vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư xây dựng khu rừng đặc dụng; kinh phí thường xuyên cho các hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn, nâng cao đời sống người dân; hiệu quả đầu tư;
h) Tổ chức thực hiện dự án.
...

Như vậy, dự án thành lập khu rừng đặc dụng bao gồm những nội dung sau:

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng rừng, các hệ sinh thái tự nhiên; các giá trị về đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật; giá trị lịch sử, văn hóa, cảnh quan, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; khoa học, thực nghiệm, giáo dục môi trường và cung ứng dịch vụ môi trường rừng;

- Đánh giá về hiện trạng quản lý, sử dụng rừng, đất đai, mặt nước vùng dự án;

- Đánh giá về hiện trạng dân sinh, kinh tế - xã hội;

- Xác định các mục tiêu thành lập khu rừng đặc dụng đáp ứng tiêu chí rừng đặc dụng;

- Xác định phạm vi ranh giới, diện tích khu rừng đặc dụng, các phân khu và vùng đệm trên bản đồ;

- Các chương trình hoạt động, phương án ổn định đời sống dân cư vùng đệm, giải pháp thực hiện, tổ chức quản lý;

- Xác định khái toán vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư xây dựng khu rừng đặc dụng; kinh phí thường xuyên cho các hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn, nâng cao đời sống người dân; hiệu quả đầu tư;

- Tổ chức thực hiện dự án.

Tổ chức kinh tế
Rừng đặc dụng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhà nước giao rừng cho ban quản lý rừng đặc dụng khu dự trữ thiên nhiên có phải thu tiền sử dụng rừng không?
Pháp luật
Mẫu hợp đồng cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng là mẫu nào?
Pháp luật
Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm không được thực hiện quyền nào sau đây theo Luật Đất đai 2024?
Pháp luật
Tổ chức kinh tế đang được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê có được bồi thường khi bị thu hồi đất không?
Pháp luật
Phải có dự án thành lập khu rừng đặc dụng như thế nào thì mới được thành lập khu rừng đặc dụng?
Pháp luật
Hồ sơ thành lập khu rừng đặc dụng phải có bản đồ hiện trạng khu rừng đặc dụng tỷ lệ bao nhiêu theo quy định?
Pháp luật
Hồ sơ thành lập khu rừng đặc dụng phải có bản chính của những giấy tờ nào theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Hoạt động giảng dạy có được thực hiện trong rừng đặc dụng hay không? Giảng dạy trong rừng đặc dụng có phải chịu sự giám sát của chủ rừng?
Pháp luật
Xác định vùng đệm bên trong khu rừng đặc dụng và vùng đệm bên ngoài khu rừng đặc dụng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Nhà nước giao rừng cho ban quản lý rừng đặc dụng đối với rừng phòng hộ xen kẽ trong diện tích rừng đặc dụng có thu tiền không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tổ chức kinh tế
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
784 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tổ chức kinh tế Rừng đặc dụng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tổ chức kinh tế Xem toàn bộ văn bản về Rừng đặc dụng

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp 9 văn bản về Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào