Thuyền viên làm việc trên tàu thuyền vận chuyển hàng hóa nguy hiểm có cần phải có chứng chỉ chuyên môn đặc biệt về vận tải hàng hóa nguy hiểm không?
- Thuyền viên làm việc trên tàu thuyền vận chuyển hàng hóa nguy hiểm có cần phải có chứng chỉ chuyên môn đặc biệt về vận tải hàng hóa nguy hiểm không?
- Tàu thuyền vận chuyển hàng hóa nguy hiểm có cần phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm không?
- Người vận tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cung cấp bản sao không đúng với bản chính thì có bị thu hồi giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không?
Thuyền viên làm việc trên tàu thuyền vận chuyển hàng hóa nguy hiểm có cần phải có chứng chỉ chuyên môn đặc biệt về vận tải hàng hóa nguy hiểm không?
Thuyền viên làm việc trên tàu thuyền vận chuyển hàng hóa nguy hiểm có cần phải có chứng chỉ chuyên môn đặc biệt về vận tải hàng hóa nguy hiểm không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 42/2020/NĐ-CP như sau:
Yêu cầu đối với người tham gia vận chuyển hàng hoá nguy hiểm
1. Thuyền viên làm việc trên phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm phải được đào tạo và có chứng chỉ chuyên môn đặc biệt về vận tải hàng hoá nguy hiểm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
2. Người thủ kho, người áp tải, người xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện và tại cảng, bến thủy nội địa phải được tập huấn và cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn về loại hàng hoá nguy hiểm do mình áp tải, xếp, dỡ hoặc lưu kho bãi theo quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì thuyền viên làm việc trên tàu thuyền vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải được đào tạo và có chứng chỉ chuyên môn đặc biệt về vận tải hàng hóa nguy hiểm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Thuyền viên làm việc trên tàu thuyền vận chuyển hàng hóa nguy hiểm có cần phải có chứng chỉ chuyên môn đặc biệt về vận tải hàng hóa nguy hiểm không? (Hình từ Internet)
Tàu thuyền vận chuyển hàng hóa nguy hiểm có cần phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm không?
Tàu thuyền vận chuyển hàng hóa nguy hiểm có cần phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 42/2020/NĐ-CP như sau:
Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm
1. Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật.
2. Phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm. Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên của phương tiện.
3. Phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm, sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì phải được làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm. Việc làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện được thực hiện theo quy trình và ở nơi quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì tàu thuyền vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm.
Người vận tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cung cấp bản sao không đúng với bản chính thì có bị thu hồi giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không?
Người vận tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cung cấp bản sao không đúng với bản chính thì có bị thu hồi giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không, thì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 19 Nghị định 42/2020/NĐ-CP như sau:
Thu hồi Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
1. Người vận tải vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bị thu hồi Giấy phép không thời hạn một trong các trường hợp sau đây:
a) Cung cấp bản sao trong thành phần hồ sơ không đúng với bản chính hoặc thông tin sai lệch trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
b) Thực hiện việc vận chuyển hàng hoá nguy hiểm không đúng với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoặc không đúng với Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm đã được cấp;
c) Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc theo đề nghị của người vận tải.
2. Cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm thu hồi Giấy phép do cơ quan mình cấp và thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Ban hành quyết định thu hồi Giấy phép;
b) Gửi quyết định thu hồi Giấy phép đến người vận tải và phải đăng tải thông tin trên Trang thông tin điện tử của đơn vị (nếu có);
c) Khi cơ quan cấp Giấy phép ban hành quyết định thu hồi Giấy phép thì người vận tải phải nộp lại Giấy phép cho cơ quan cấp Giấy phép đồng thời dừng hoạt động vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo quyết định thu hồi Giấy phép ngay sau khi quyết định có hiệu lực thi hành. Trường hợp người vận tải vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này dẫn đến bị thu hồi giấy phép, cơ quan cấp Giấy phép không cấp lại Giấy phép trong thời gian 01 tháng kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực thi hành. Sau thời gian 01 tháng kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực thi hành, nếu có nhu cầu tiếp tục tham gia vận chuyển thì người vận tải phải làm thủ tục để được cấp lại Giấy phép theo quy định tại khoản 3 Điều 18 của Nghị định này;
d) Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan về việc thu hồi Giấy phép đã cấp.
3. Người vận tải bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm thì phải dừng toàn bộ các hoạt động liên quan đến vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Sau khi hết thời hạn tước, nếu có nhu cầu tiếp tục tham gia vận chuyển thì người vận tải phải làm thủ tục để được cấp lại Giấy phép theo quy định tại khoản 3 Điều 18 của Nghị định này.
Như vậy, theo quy định trên thì nếu người vận tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cung cấp bản sao trong hồ sơ đề không đúng với bản chính thì có thể bị thu hồi giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không thời hạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.