Thuốc có chủng loại tương tự trong danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc là thuốc như thế nào?
- Thuốc có chủng loại tương tự trong danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc là thuốc như thế nào?
- Việc mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc được áp dụng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau nào?
- Đơn vị được giao nhiệm vụ mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc có trách nhiệm gì?
Thuốc có chủng loại tương tự trong danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc là thuốc như thế nào?
Thuốc có chủng loại tương tự trong danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc được quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 04/2024/TT-BYT như sau:
Nguyên tắc, tiêu chí xây dựng danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc
Thuốc đưa vào danh mục phải đáp ứng tất cả các nguyên tắc, tiêu chí sau đây:
1. Thuốc mua sắm với số lượng lớn, chủng loại tương tự ở một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị.
2. Thuốc có chủng loại tương tự là thuốc có ít nhất đồng thời từ 03 giấy đăng ký lưu hành của ít nhất 03 cơ sở sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật nhóm 1, nhóm 2 theo quy định về đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Theo đó, thuốc có chủng loại tương tự trong danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc là thuốc có ít nhất đồng thời từ 03 giấy đăng ký lưu hành của ít nhất 03 cơ sở sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật nhóm 1, nhóm 2 theo quy định về đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Thuốc có chủng loại tương tự trong danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc là thuốc như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc được áp dụng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau nào?
Việc mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc được áp dụng khi đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Điều 53 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Mua sắm tập trung
1. Mua sắm tập trung được áp dụng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm với số lượng lớn, chủng loại tương tự ở một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Trường hợp mua thuốc hiếm, thuốc cần mua với số lượng ít có thể áp dụng hình thức mua sắm tập trung để bảo đảm có đủ thuốc phục vụ nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh;
b) Thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung quy định tại khoản 2 Điều này.
...
Theo đó, việc mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc được áp dụng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Thuốc với số lượng lớn, chủng loại tương tự ở một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị.
+ Trường hợp mua thuốc hiếm, thuốc cần mua với số lượng ít có thể áp dụng hình thức mua sắm tập trung để bảo đảm có đủ thuốc phục vụ nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh;
- Thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung quy định tại khoản 2 Điều 53 Luật Đấu thầu 2023.
Lưu ý:
- Thẩm quyền ban hành danh mục danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
- Mua sắm tập trung phải được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi.
+ Trường hợp hàng hóa thuộc danh mục mua sắm tập trung nhưng cần mua sắm để phòng, chống dịch bệnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu 2023 thì được áp dụng hình thức chỉ định thầu.
+ Trường hợp hàng hóa thuộc danh mục mua sắm tập trung đáp ứng điều kiện đàm phán giá theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Đấu thầu 2023 thì được áp dụng hình thức đàm phán giá.
- Mua sắm tập trung được thực hiện ở cấp quốc gia đối với thuốc, Bộ, cơ quan trung ương, địa phương, doanh nghiệp và thực hiện theo một trong hai cách thức sau đây:
+ Đơn vị mua sắm tập trung tiến hành lựa chọn nhà thầu, trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn;
+ Đơn vị mua sắm tập trung tiến hành lựa chọn nhà thầu, ký văn bản thỏa thuận khung với một hoặc nhiều nhà thầu được lựa chọn làm cơ sở để đơn vị có nhu cầu mua sắm ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn.
Đơn vị được giao nhiệm vụ mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc có trách nhiệm gì?
Đơn vị được giao nhiệm vụ mua sắm tập trung cấp quốc gia được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 04/2024/TT-BYT có trách nhiệm như sau:
Tổ chức thực hiện
1. Đơn vị được giao nhiệm vụ mua sắm tập trung cấp quốc gia có trách nhiệm:
a) Thực hiện mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc thuộc Danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Có văn bản thông báo:
- Về danh mục các thuốc dự kiến tổ chức mua sắm tập trung cấp quốc gia của kỳ đấu thầu tập trung cấp quốc gia tiếp theo trước ngày 15 tháng 3 của năm thông báo;
- Về việc chưa hoặc không có kết quả lựa chọn nhà thầu trong thời gian tối đa 20 ngày kể từ ngày có văn bản xác định chưa hoặc không lựa chọn được nhà thầu.
...
Theo đó, đơn vị được giao nhiệm vụ mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc có trách nhiệm sau đây:
- Thực hiện mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc thuộc Danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư này;
- Có văn bản thông báo:
+ Về danh mục các thuốc dự kiến tổ chức mua sắm tập trung cấp quốc gia của kỳ đấu thầu tập trung cấp quốc gia tiếp theo trước ngày 15 tháng 3 của năm thông báo;
+ Về việc chưa hoặc không có kết quả lựa chọn nhà thầu trong thời gian tối đa 20 ngày kể từ ngày có văn bản xác định chưa hoặc không lựa chọn được nhà thầu.
Ngoài ra, các đơn vị, địa phương có trách nhiệm chủ động tổ chức lựa chọn nhà thầu mua thuốc theo quy định của pháp luật trên cơ sở thông báo của Đơn vị được giao nhiệm vụ mua sắm tập trung cấp quốc gia quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư 04/2024/TT-BYT.
Lưu ý:
Trong thời gian tối đa 02 năm, căn cứ tình hình thực tiễn và nguyên tắc, tiêu chí xây dựng danh mục quy định tại Điều 2 Thông tư 04/2024/TT-BYT, Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.