Thực hiện giải thể trạm khí tượng thủy văn quốc gia như thế nào? Hồ sơ giải thể trạm gồm những giấy tờ gì?

Tôi có thắc mắc là trạm khí tượng thủy văn quốc gia bị giải thể trong những trường hợp nào? Thực hiện giải thể trạm khí tượng thủy văn quốc gia như thế nào? Hồ sơ giải thể trạm gồm những giấy tờ gì? Câu hỏi của anh Quốc ở Lâm Đồng.

Trạm khí tượng thủy văn quốc gia bị giải thể trong những trường hợp nào?

Theo điểm a khoản 5 Điều 14 Luật Khí tượng thủy văn 2015 quy định về giải thể trạm khí tượng thủy văn như sau:

Thành lập, di chuyển, giải thể trạm khí tượng thủy văn
...
5. Giải thể trạm khí tượng thủy văn:
a) Giải thể trạm thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia trong trường hợp: trạm không còn trong quy hoạch; không bảo đảm điều kiện kỹ thuật để quan trắc mà không thể di chuyển được.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định giải thể trạm thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia;
b) Giải thể trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng trong trường hợp: trạm không còn trong kế hoạch phát triển của bộ, ngành, địa phương và không đủ điều kiện để chuyển sang mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia; không bảo đảm điều kiện kỹ thuật để quan trắc mà không thể di chuyển được; mục đích hoạt động của trạm đã hoàn thành.
Người có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân thành lập trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng quyết định giải thể trạm khí tượng thủy văn thuộc quyền quản lý; sau khi giải thể phải thông báo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và cơ quan quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn cấp tỉnh nơi đặt trạm.

Theo quy định trên, giải thể trạm thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia trong trường hợp:

- Trạm không còn trong quy hoạch; không bảo đảm điều kiện kỹ thuật để quan trắc mà không thể di chuyển được.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định giải thể trạm thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia.

thủy văn

Giải thể trạm khí tượng thủy văn quốc gia (Hình từ Internet)

Thực hiện giải thể trạm khí tượng thủy văn quốc gia như thế nào?

Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 13/2021/TT-BTNMT quy định về việc thực hiện giải thể trạm khí tượng thủy văn quốc gia như sau:

Thực hiện giải thể trạm
1. Lập báo cáo giải thể trạm theo Mẫu số 4, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Quyết định giải thể trạm của cấp có thẩm quyền.
3. Thực hiện giải thể trạm, thu hồi phương tiện đo theo quy định.
4. Xử lý các vấn đề liên quan khác đến giải thể trạm theo quy định.
5. Lưu trữ Hồ sơ kỹ thuật của trạm.

Như vậy, thực hiện giải thể trạm khí tượng thủy văn quốc gia theo các bước sau:

Bước 1. Lập báo cáo giải thể trạm theo Mẫu số 4, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 13/2021/TT-BTNMT.

Bước 2. Quyết định giải thể trạm của cấp có thẩm quyền.

Bước 3. Thực hiện giải thể trạm, thu hồi phương tiện đo theo quy định.

Bước 4. Xử lý các vấn đề liên quan khác đến giải thể trạm theo quy định.

Bước 5. Lưu trữ Hồ sơ kỹ thuật của trạm.

Tải mẫu báo cáo giải thể trạm khí tượng thủy văn quốc gia mới nhất tại đây: Tải về

Hồ sơ giải thể trạm khí tượng thủy văn quốc gia gồm những giấy tờ gì?

Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 13/2021/TT-BTNMT quy định về hồ sơ giải thể trạm khí tượng thủy văn quốc gia như sau:

Hồ sơ giải thể trạm
1. Tờ trình của cơ quan, đơn vị đề nghị giải thể trạm.
2. Báo cáo giải thể trạm.
3. Các văn bản có liên quan.
4. Ý kiến bằng văn bản của cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Theo quy định trên, hồ sơ giải thể trạm khí tượng thủy văn quốc gia gồm:

- Tờ trình của cơ quan, đơn vị đề nghị giải thể trạm.

- Báo cáo giải thể trạm.

- Các văn bản có liên quan.

- Ý kiến bằng văn bản của cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Ai có trách nhiệm tổ chức thẩm định để trình quyết định giải thể trạm khí tượng thủy văn quốc gia?

Theo Điều 15 Thông tư 13/2021/TT-BTNMT quy định như sau:

Trách nhiệm thi hành
1. Tổng cục Khí tượng Thủy văn:
a) Tổ chức thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập, di chuyển, giải thể trạm khí tượng thủy văn quốc gia theo quy định;
b) Phê duyệt báo cáo khảo sát kỹ thuật thành lập trạm làm cơ sở để phê duyệt dự án đầu tư;
c) Quyết định bổ sung, giảm yếu tố quan trắc; di chuyển một số hạng mục công trình; đưa trạm, công trình, thiết bị, phương tiện đo vào hoạt động chính thức.
2. Cơ quan, đơn vị được giao thực hiện dự án, nhiệm vụ:
Tổ chức triển khai các nhiệm vụ liên quan đến thành lập, di chuyển, giải thể trạm khí tượng thủy văn quốc gia và bổ sung, giảm các yếu tố quan trắc, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt theo quy định tại Thông tư này.

Như vậy, Tổng cục Khí tượng Thủy văn có trách nhiệm tổ chức thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định giải thể trạm khí tượng thủy văn quốc gia theo quy định. Đồng thời, có các trách nhiệm sau:

- Tổ chức thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập, di chuyển trạm khí tượng thủy văn quốc gia theo quy định;

- Phê duyệt báo cáo khảo sát kỹ thuật thành lập trạm làm cơ sở để phê duyệt dự án đầu tư;

- Quyết định bổ sung, giảm yếu tố quan trắc; di chuyển một số hạng mục công trình; đưa trạm, công trình, thiết bị, phương tiện đo vào hoạt động chính thức.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

0 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào