Thừa phát lại sẽ bị tạm đình chỉ hành nghề khi đang bị áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đúng không?

Tôi có một câu hỏi như sau: Thừa phát lại sẽ bị tạm đình chỉ hành nghề khi đang bị áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đúng không? Tôi mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của chị N.T.P ở Lâm Đồng.

Thừa phát lại sẽ bị tạm đình chỉ hành nghề khi đang bị áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đúng không?

Trường hợp tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại được quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau:

Tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại
1. Sở Tư pháp nơi Thừa phát lại hành nghề ra quyết định tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại trong các trường hợp sau đây:
a) Thừa phát lại đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Thừa phát lại đang bị áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hành chính.
...

Theo quy định trên, Thừa phát lại đang bị áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính thì sẽ bị tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại.

Tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại

Tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại (Hình từ Internet)

Hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề tối đa mà Thừa phát lại vẫn đang bị áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính thì xử lý như thế nào?

Trường hợp Thừa phát lại bị miễn nhiệm được quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau:

Miễn nhiệm Thừa phát lại
...
2. Thừa phát lại bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 của Nghị định này, trừ tiêu chuẩn về độ tuổi;
b) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 8 Điều 11 của Nghị định này;
c) Không đăng ký và hành nghề Thừa phát lại trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm;
d) Không hành nghề Thừa phát lại liên tục từ 02 năm trở lên;
đ) Hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại tối đa quy định tại khoản 2 Điều 12 của Nghị định này mà lý do tạm đình chỉ vẫn còn;
e) Vi phạm nghiêm trọng Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại; bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hành nghề Thừa phát lại mà còn tiếp tục vi phạm;
g) Đang là Thừa phát lại mà kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản;
h) Bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
...

Theo đó, trường hợp hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề tối đa (12 tháng) mà Thừa phát lại vẫn đang bị áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính thì Thừa phát lại này có thể bị miễn nhiệm theo quy định.

Người bị miễn nhiệm Thừa phát lại có được bổ nhiệm lại Thừa phát lại không?

Bổ nhiệm lại Thừa phát lại được quy định tại Điều 14 Nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau:

Bổ nhiệm lại Thừa phát lại
1. Người được miễn nhiệm Thừa phát lại theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Nghị định này được xem xét bổ nhiệm lại Thừa phát lại khi có đề nghị.
2. Người bị miễn nhiệm Thừa phát lại theo quy định tại khoản 2 Điều 13 của Nghị định này chỉ được xem xét bổ nhiệm lại Thừa phát lại khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 của Nghị định này và lý do miễn nhiệm không còn, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Người bị miễn nhiệm Thừa phát lại theo quy định tại điểm c, d khoản 2 Điều 13 của Nghị định này chỉ được đề nghị bổ nhiệm lại Thừa phát lại sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày Quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại có hiệu lực.
3. Người bị miễn nhiệm Thừa phát lại do đã bị kết án về tội phạm do vô ý, tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý mà chưa được xóa án tích; đã bị kết án về tội phạm liên quan đến chiếm đoạt tài sản, trục lợi, gian lận, gian dối, xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, kể cả trường hợp đã được xóa án tích thì không được bổ nhiệm lại Thừa phát lại.
4. Thẩm quyền, thủ tục bổ nhiệm lại Thừa phát lại theo quy định tại Điều 10 của Nghị định này. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại bao gồm:
a) Đơn đề nghị bổ nhiệm lại Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
b) Phiếu lý lịch tư pháp được cấp trong thời hạn 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
c) Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại để đối chiếu;
d) Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính giấy tờ chứng minh lý do miễn nhiệm không còn để đối chiếu, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Người đề nghị bổ nhiệm lại Thừa phát lại phải nộp phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.

Như vậy, người bị miễn nhiệm Thừa phát lại chỉ được xem xét bổ nhiệm lại Thừa phát lại khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại và lý do miễn nhiệm không còn.

Tuy nhiên người bị miễn nhiệm Thừa phát lại do đã bị kết án về tội phạm do vô ý, tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý mà chưa được xóa án tích; đã bị kết án về tội phạm liên quan đến chiếm đoạt tài sản, trục lợi, gian lận, gian dối, xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, kể cả trường hợp đã được xóa án tích thì không được bổ nhiệm lại Thừa phát lại.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

590 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào