Thủ tục thay đổi cơ quan chủ quản báo chí được tiến hành theo trình tự như thế nào theo quy định pháp luật hiện nay?

Cho tôi hỏi để thay đổi tên gọi cơ quan chủ quản báo trí thì cần phải gửi hồ sơ đề nghị thay đổi đến cơ quan nào? Hồ sơ đề nghị thay đổi tên gọi cơ quan chủ quản cần những gì? Thủ tục thay đổi được tiến hành như thế nào? Câu hỏi của chị Thư từ Bình Thuận

Cơ quan chủ quản báo chí là những cơ quan gì?

Căn cứ Điều 15 Luật Báo chí 2016 quy định về cơ quan chủ quản báo chí như sau:

Quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan chủ quản báo chí
1. Cơ quan chủ quản báo chí là cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 14 của Luật này đứng tên đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo chí, thành lập và trực tiếp quản lý cơ quan báo chí.
2. Cơ quan chủ quản báo chí có những quyền hạn sau đây:
a) Xác định loại hình báo chí, tôn chỉ, Mục đích, đối tượng phục vụ, ngôn ngữ thể hiện của từng loại hình, từng loại sản phẩm báo chí, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động của cơ quan báo chí;
b) Bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí sau khi có sự thống nhất ý kiến bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông;
c) Miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu cơ quan báo chí và gửi văn bản thông báo về việc miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu cơ quan báo chí tới Bộ Thông tin và Truyền thông;
d) Thanh tra, kiểm tra hoạt động của cơ quan báo chí; khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.
...

Theo quy định thì cơ quan chủ quản báo chí là cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 14 Luật Báo chí 2016 đứng tên đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo chí, thành lập và trực tiếp quản lý cơ quan báo chí, bao gồm các cơ quan sau:

(1) Cơ quan của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo từ cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam được thành lập cơ quan báo chí.

(2) Cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật giáo dục đại học; tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện theo quy định của Luật khoa học và công nghệ; bệnh viện cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên được thành lập tạp chí khoa học.

Thủ tục thay đổi cơ quan chủ quản báo chí được tiến hành theo trình tự như thế nào theo quy định pháp luật hiện nay?

Thủ tục thay đổi cơ quan chủ quản báo chí được tiến hành theo trình tự như thế nào theo quy định pháp luật hiện nay? (Hình từ Internet)

Để thay đổi tên gọi cơ quan chủ quản báo chí thì cần gửi hồ sơ đề nghị thay đổi đến cơ quan nào?

Căn cứ Điều 19 Luật Báo chí 2016 quy định về việc thay đổi cơ quan chủ quản báo chí như sau:

Thay đổi cơ quan chủ quản của cơ quan báo chí
Trường hợp thay đổi cơ quan chủ quản của cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản được ghi trên giấy phép có văn bản thông báo chấm dứt hoạt động báo chí gửi Bộ Thông tin và Truyền thông; cơ quan, tổ chức tiếp nhận cơ quan báo chí làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo chí theo quy định tại Điều 18 của Luật này.

Bên cạnh đó tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 36/2016/TT-BTTTT cũng có quy định như sau:

Hồ sơ, thủ tục thay đổi tên gọi cơ quan chủ quản báo chí; tên gọi cơ quan báo chí; tên gọi kênh phát thanh, kênh truyền hình; địa điểm phát sóng; địa điểm trụ sở gắn với trung tâm tổng khống chế; phương thức truyền dẫn, phát sóng quy định trong giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình
1. Cơ quan, tổ chức đề nghị thay đổi tên gọi cơ quan chủ quản báo chí; tên gọi cơ quan báo chí; tên gọi kênh phát thanh, kênh truyền hình; địa điểm phát sóng; địa điểm trụ sở gắn với trung tâm tổng khống chế; phương thức truyền dẫn, phát sóng quy định trong giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 (một) bộ hồ sơ về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử). Hồ sơ gồm có:
a) Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Bộ, ngành. Đối với Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, văn bản đề nghị phải do người đứng đầu cơ quan ký.
b) Văn bản, giấy tờ hợp pháp có liên quan đối với trường hợp thay đổi tên gọi cơ quan chủ quản, tên gọi cơ quan báo chí; địa điểm phát sóng; địa điểm trụ sở gắn với trung tâm tổng khống chế; phương thức truyền dẫn, phát sóng.
...

Như vậy, trong trường hợp thay đổi tên gọi cơ quan chủ quản báo chí thì cơ quan chủ quản được ghị trên giấy phép phải có văn bản thông báo chấm dứt hoạt động báo chí gửi Bộ Thông tin và Truyền thông.

Hồ sơ đề nghị thay đổi tên gọi cơ quan chủ quản báo chí sẽ bao gồm các giấy tờ sau:

- Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Bộ, ngành. Đối với Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, văn bản đề nghị phải do người đứng đầu cơ quan ký.

- Văn bản, giấy tờ hợp pháp có liên quan đối với trường hợp thay đổi tên gọi cơ quan chủ quản, tên gọi cơ quan báo chí; địa điểm phát sóng; địa điểm trụ sở gắn với trung tâm tổng khống chế; phương thức truyền dẫn, phát sóng.

Thủ tục thay đổi cơ quan chủ quản báo chí được tiến hành theo trình tự như thế nào?

Theo Điều 8 Thông tư 36/2016/TT-BTTTT thì thủ tục thay đổi cơ quan chủ quản báo chí được tiến hành theo trình tự sau:

Bước 1: Cơ quan, tổ chức đề nghị thay đổi tên gọi cơ quan chủ quản báo chí nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 (một) bộ hồ sơ về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử).

Bước 2: Trong thời hạn tối đa 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét cấp phép cho cơ quan, tổ chức. Trường hợp từ chối, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời, trong đó nêu rõ lý do từ chối.

Trong thời hạn xử lý cấp phép quy, đối với hồ sơ chưa đáp ứng đủ điều kiện, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) có văn bản thông báo cho cơ quan, tổ chức về việc bổ sung, giải trình, hoàn thiện hồ sơ.

Bước 4: Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm nộp hồ sơ bổ sung, giải trình cho Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) theo nội dung yêu cầu trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày ghi trên văn bản thông báo quy định tại Khoản 3 Điều này.

Kết thúc thời hạn nộp hồ sơ bổ sung nếu cơ quan, tổ chức không nộp hồ sơ bổ sung, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) chấm dứt việc xử lý hồ sơ. Việc tiếp nhận hồ sơ sau khi hết hạn nộp bổ sung được xem xét như tiếp nhận hồ sơ mới.

Cơ quan báo chí
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Điều kiện đặt văn phòng đại diện của cơ quan báo chí là gì? Hoạt động của văn phòng đại diện cơ quan báo chí phải đảm bảo điều gì?
Pháp luật
Bệnh viện cấp nào thì được lập cơ quan báo chí? Bệnh viện cần đáp ứng điều kiện gì để được thành lập cơ quan báo chí?
Pháp luật
Người đứng đầu cơ quan báo in được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền trả lời vấn đề mà công dân nêu ra trên báo chí đúng không?
Pháp luật
Việc thực hiện chế độ lưu chiểu của cơ quan báo chí phải tuân theo quy định gì? Việc tổ chức kiểm tra báo chí lưu chiểu do cơ quan nào thực hiện?
Pháp luật
Cơ quan báo chí có nhu cầu đặt văn phòng đại diện tại tỉnh thì phải gửi hồ sơ đến đâu? Hồ sơ gồm những gì?
Pháp luật
Phóng viên của cơ quan báo chí chỉ có bằng cao đẳng thì có được xét cấp thẻ nhà báo theo quy định không?
Pháp luật
Cơ quan báo chí có nhu cầu cử phóng viên thường trú hoạt động độc lập tại các tỉnh thì nộp hồ sơ ở đâu? Hồ sơ gồm những gì?
Pháp luật
Biên tập viên của cơ quan báo chí có được cấp thẻ nhà báo không? Nếu có thì biên tập viên phải đáp ứng điều kiện gì để được cấp thẻ nhà báo?
Pháp luật
Cơ quan chủ quản báo chí hay Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí?
Pháp luật
Cơ quan báo chí là gì? Bệnh viện có được phép thành lập cơ quan báo chí không? Điều kiện cấp giấy phép hoạt động báo chí cần thực hiện những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ quan báo chí
1,477 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ quan báo chí

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ quan báo chí

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào