Thủ tục hợp thửa sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất như thế nào?
- Cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất có được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?
- Hồ sơ thực hiện hợp thửa cho hộ gia đình sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm những giấy tờ gì?
- Thủ tục thực hiện hợp thửa cho hộ gia đình sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định như thế nào?
Cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất có được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?
Căn cứ theo Điều 101 Luật Đất đai 2013 quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất như sau:
"Điều 101. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất
...
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
..."
Như vậy, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Hợp thửa cho hộ gia đình sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Hình từ Internet)
Hồ sơ thực hiện hợp thửa cho hộ gia đình sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ theo khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT quy định:
“Điều 9. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất
...
11. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục tách thửa hoặc hợp thửa đất, gồm có:
a) Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK;
b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
..."
Theo đó, hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục hợp thửa đất gồm:
- Đơn đề nghị hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK;
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
Thủ tục thực hiện hợp thửa cho hộ gia đình sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục thực hiện tách thửa hoặc hợp thửa đất. Theo đó:
- Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ gồm giấy tờ nêu trên đề nghị hợp thửa.
- Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
+ Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
+ Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới hợp thửa;
+ Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
Trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
- Thời gian thực hiện thủ tục hợp thửa trong vòng 15 ngày làm việc theo điểm đ khoản 2 Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP.
Tuy nhiên, trước khi đăng ký làm các thủ tục hợp thửa đất bạn cần lưu ý các điều kiện sau:
1) Hai mảnh đất có cùng mục đích sử dụng đất hay không? Nếu không thì bạn phải thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định pháp luật về đất đai.
2) Diện tích hợp thửa có vượt hạn mức đất đã quy định hay không? Hạn mức đất là diện tích tối đa cho người sử dụng đất được hưởng các quyền lợi hoặc thực hiện các nghĩa vụ theo quy định. Ngoài hạn mức đó, người sử dụng đất sẽ bị hạn chế quyền lợi hoặc không được áp dụng các chế độ miễn giảm theo quy định. Hạn mức đất sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.