Thủ tục chuyển nơi đăng ký tham gia bảo hiểm sang cơ quan BHXH nơi đặt trụ sở mới được thực hiện như thế nào?

Cho mình hỏi công ty mình có thay đổi địa chỉ trụ sở chính khác quận thì thủ tục chuyển nơi đăng ký tham gia bảo hiểm sang Cơ quan BHXH nơi đặt trụ sở mới thực hiện như thế nào? Đây là câu hỏi của chị D.T đến từ Nghệ An.

Thủ tục chuyển nơi đăng ký tham gia bảo hiểm sang cơ quan BHXH nơi đặt trụ sở mới được thực hiện như thế nào?

Thủ tục hồ sơ để chuyển nơi đăng ký tham gia bảo hiểm sang Cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đặt trụ sở mới theo Công văn 1366/BHXH-THU năm 2011 như sau:

Bước 1: Báo giảm BHXH, BHYT, BHTN và chốt sổ BHXH đối với cơ quan BHXH nơi đi

Thành phần hồ sơ:

– Phiếu giao nhận hồ sơ ngưng tham gia BHXH (mẫu 106, 02 bản)

– Giấy phép kinh doanh bản sao (01 bản)

– Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS, 01 bản)

– Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng (01 thẻ/người)

– Chứng từ nộp tiền – nếu có (Bản sao)

Bước 2: Báo tăng BHXH, BHYT, BHTN đối với cơ quan BHXH nơi đến

Thành phần hồ sơ:

– Bộ hồ sơ cơ quan BHXH gửi về như ở trên

– Phiếu giao nhận hồ sơ đăng ký BHXH, BHYT bắt buộc (Mẫu 101, 02 bản)

– Phiếu đăng ký tham gia BHXH, BHYT (mẫu 01/ĐKBB, 01 bản)

– Quyết định thành lập hoặc Giấy phép kinh doanh/hoạt động (Bản sao có chứng thực)

– Danh sách người lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS, 01 bản)

– Tờ khai tham gia BHXH, BHYT đối với người tham gia BHXH lần đầu (Mẫu số TK1-TS, 01 bản/người)

– Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT của cơ quan BHXH tham gia trước đó (mẫu C12-TS, 01 bản)

Theo đó việc thực hiện thủ tục chuyển nơi đăng ký tham gia bảo hiểm sang Cơ quan BHXH nơi đặt trụ sở mới được thực hiện theo quy định trên. Ngoài ra cần lưu ý nếu đơn vị còn nợ tiền bảo hiểm xã hội thì được xử lý như sau:

* Đơn vị nợ dưới 1 tháng: BHXH nơi đến tiếp nhận nợ và giải quyết việc theo dõi, quản lý bình thường theo thông báo của BHXH nơi đi.

* Đơn vị nợ từ 1 tháng đến dưới 6 tháng: BHXH nơi đi yêu cầu đơn vị làm cam kết thanh toán nợ theo quy định và chuyển cam kết này cùng với các hồ sơ nhắc nộp (biên bản kiểm tra đối chiếu thu, công văn nhắc nộp, ...) cho BHXH nơi đến để tiếp tục theo dõi, quản lý theo quy định.

* Đơn vị nợ từ 6 tháng trở lên: BHXH thực hiện việc nộp đơn khởi kiện đơn vị nợ ra Tòa án.

bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)

Việc chuyển nơi đăng ký tham gia BHXH thực hiện vào thời gian nào?

Việc chuyển nơi đăng ký tham gia BHXH thực hiện vào thời gian nào, thì căn cứ theo tiểu mục 5.3 Mục 5 Công văn 1366/BHXH-THU năm 2011 như sau:

Tổ chức thực hiện:
5.1. Quy trình này cũng áp dụng cho các trường hợp đơn vị sử dụng lao động chuyển địa bàn hoạt động từ quận này sang quận khác.
5.2. BHXH các quận, huyện rà soát lại danh sách đơn vị đang quản lý, nếu phát hiện đơn vị nào đã chuyển trụ sở làm việc sang quận, huyện khác thì phải lập thủ tục chuyển cho cơ quan BHXH mới quản lý.
5.3. Việc chuyển nơi đăng ký tham gia BHXH thực hiện vào đầu mỗi quý, trường hợp đơn vị thay đổi địa chỉ vào tháng giữa quý thì thực hiện chuyển đi từ đầu quý sau, và thời gian chậm chuyển (nếu có) tối đa không quá 6 tháng.
Đề nghị trưởng các phòng chức năng của BHXH thành phố và Giám đốc BHXH quận, huyện triển khai thực hiện việc chuyển nơi đăng ký tham gia BHXH, BHYT đối với các đơn vị sử dụng lao động theo đúng quy trình quy định trên đây. Trong quá trình thực hiện có sự phối hợp chặt chẽ giữa nơi đi, nơi đến và đơn vị sử dụng lao động nhằm đảm bảo tổ chức quản lý thu đầy đủ và giải quyết kịp thời chế độ cho người lao động, nếu có phát sinh vướng mắc thì phản ánh kịp thời về BHXH thành phố để giải quyết./.

Theo đó, việc chuyển nơi đăng ký tham gia BHXH thực hiện vào đầu mỗi quý, trường hợp đơn vị thay đổi địa chỉ vào tháng giữa quý thì thực hiện chuyển đi từ đầu quý sau, và thời gian chậm chuyển (nếu có) tối đa không quá 6 tháng.

Nguyên tắc tham gia BHXH là gì?

Nguyên tắc tham gia BHXH được quy định tại Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

(1) Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.

(2) Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.

(3) Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

(4) Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

(5) Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

4,673 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào