Thời hạn bắt đầu và kết thúc trong giao dịch dân sự được xác định như thế nào theo quy định hiện nay?

Các bên có một giao dịch dân sự cụ thể là hợp đồng dịch vụ ngày 14/03/2023. Thời hạn hoàn thành dịch vụ là 01 tháng thì thời điểm kết thúc thời hạn sẽ là ngày nào? Em giải thích giúp chị nhé! Đây là câu hỏi của chị Thanh Hoa đến từ Hải Phòng.

Thời hạn bắt đầu và kết thúc trong giao dịch dân sự được xác định như thế nào theo quy định hiện nay?

Căn cứ theo Điều 147 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:

Thời điểm bắt đầu thời hạn
1. Khi thời hạn được xác định bằng phút, giờ thì thời hạn được bắt đầu từ thời điểm đã xác định.
2. Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề ngày được xác định.
3. Khi thời hạn bắt đầu bằng một sự kiện thì ngày xảy ra sự kiện không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề của ngày xảy ra sự kiện đó.

Và căn cứ theo Điều 148 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:

Kết thúc thời hạn
1. Khi thời hạn tính bằng ngày thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn.
2. Khi thời hạn tính bằng tuần thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tuần cuối cùng của thời hạn.
3. Khi thời hạn tính bằng tháng thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tháng cuối cùng của thời hạn; nếu tháng kết thúc thời hạn không có ngày tương ứng thì thời hạn kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng đó.
4. Khi thời hạn tính bằng năm thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày, tháng tương ứng của năm cuối cùng của thời hạn.
5. Khi ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó.
6. Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc hai mươi tư giờ của ngày đó.

Theo đó, khi giao dịch dân sự cụ thể là hợp đồng dịch vụ có hiệu lực từ 14/3/2023 với thời hạn 1 tháng thì thời điểm bắt đầu thời hạn là 15/3/2023 và kết thúc vào ngày tương ứng của 1 tháng sau là 15/4/2023.

giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự (Hình từ Internet)

Để một giao dịch dân sự có hiệu lực thì cần đáp ứng những điều kiện nào?

Căn cứ theo Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:

Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Như vậy, để một giao dịch dân sự có hiệu lực thì cần đáp ứng những điều kiện sau đây:

- Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

+ Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

+ Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

- Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Một giao dịch dân sự có thể bị vô hiệu do những lý do nào?

Căn cứ theo Điều 122 Bộ Luật dân sự 2015 có quy định về giao dịch dân sự vô hiệu như sau:

Giao dịch dân sự vô hiệu
Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.

Như vậy, giao dịch dân sự vô hiệu khi không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này.

Và giao dịch dân sự có thể vô hiệu vì các lý do sau đây:

(1) Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội (Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015).

(2) Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo (Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015).

(3) Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 125 Bộ luật Dân sự 2015).

(4) Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn (Điều 126 Bộ luật Dân sự 2015).

(5) Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015).

(6) Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình (Điều 128 Bộ luật Dân sự 2015).

(7) Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức (Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015).

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

5,212 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào