Thời hạn ban hành kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm của tổ chức tín dụng phi ngân hàng? Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Việc lập kế hoạch kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Thông tư 14/2023/TT-NHNN như sau:
Kế hoạch kiểm toán nội bộ
1. Kiểm toán nội bộ được thực hiện định kỳ hằng năm và đột xuất theo quy định nội bộ của Ban kiểm soát.
2. Kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm được Ban kiểm soát ban hành theo đề nghị của Trưởng kiểm toán nội bộ sau khi tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc). Việc lập kế hoạch kiểm toán nội bộ phải đảm bảo đáp ứng:
a) Nguyên tắc định hướng theo rủi ro: Các hoạt động, quy trình, bộ phận phải được đánh giá mức độ rủi ro (cao, trung bình và thấp) theo quy định nội bộ của Ban kiểm soát. Các hoạt động, quy trình, bộ phận có mức độ rủi ro cao được tập trung nguồn lực, ưu tiên thực hiện kiểm toán trước và được kiểm toán ít nhất mỗi năm một lần;
b) Đảm bảo tính toàn diện: Các hoạt động, quy trình, bộ phận đều phải được kiểm toán nội bộ. Các hoạt động, quy trình, bộ phận có mức độ trọng yếu theo quy định nội bộ của Ban kiểm soát phải được kiểm toán ít nhất mỗi năm một lần;
c) Có dự phòng về nguồn lực, thời gian để thực hiện kiểm toán nội bộ đột xuất;
d) Kế hoạch kiểm toán định kỳ hằng năm phải được điều chỉnh khi có thay đổi trọng yếu về quy mô hoạt động, nguồn lực kiểm toán nội bộ theo quy định nội bộ của Ban kiểm soát.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì việc lập kế hoạch kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải đảm bảo nguyên tắc định hướng theo rủi ro, cụ thể như sau:
- Các hoạt động, quy trình, bộ phận phải được đánh giá mức độ rủi ro (cao, trung bình và thấp) theo quy định nội bộ của Ban kiểm soát.
- Các hoạt động, quy trình, bộ phận có mức độ rủi ro cao được tập trung nguồn lực, ưu tiên thực hiện kiểm toán trước và được kiểm toán ít nhất mỗi năm một lần.
Thời hạn ban hành kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm của tổ chức tín dụng phi ngân hàng? Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ phải đảm bảo nguyên tắc gì? (Hình từ Internet)
Thời hạn ban hành kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm của tổ chức tín dụng phi ngân hàng?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 36 Thông tư 14/2023/TT-NHNN quy định về kế hoạch kiểm toán nội bộ như sau:
Kế hoạch kiểm toán nội bộ
...
3. Kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm phải được ban hành trước ngày 15 tháng 12 của năm trước và bao gồm các nội dung: phạm vi kiểm toán, đối tượng kiểm toán, các mục tiêu kiểm toán, thời gian kiểm toán, nguồn lực kiểm toán (bao gồm cả việc thuê chuyên gia, tổ chức bên ngoài) và các nội dung khác do tổ chức tín dụng phi ngân hàng quy định.
4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc từ ngày ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung, tổ chức tín dụng phi ngân hàng gửi kế hoạch kiểm toán nội bộ cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng).
Như vậy, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải ban hành kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm trước ngày 15/12 của năm trước.
Theo đó, kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm của tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải bao gồm các nội dung sau đây:
- Phạm vi kiểm toán;
- Đối tượng kiểm toán;
- Các mục tiêu kiểm toán;
- Thời gian kiểm toán;
- Nguồn lực kiểm toán (bao gồm cả việc thuê chuyên gia, tổ chức bên ngoài);
- Các nội dung khác do tổ chức tín dụng phi ngân hàng quy định.
Nguyên tắc kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là gì?
Nguyên tắc kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng được quy định tại Điều 30 Thông tư 14/2023/TT-NHNN như sau:
(1) Nguyên tắc độc lập:
- Kiểm toán viên nội bộ, bộ phận kiểm toán nội bộ không được đồng thời đảm nhận các công việc, nhiệm vụ của các cá nhân, bộ phận khác;
- Kiểm toán nội bộ không chịu bất cứ sự chi phối, can thiệp của các cá nhân, bộ phận khác;
- Kiểm toán viên nội bộ không thực hiện kiểm toán đối với quy định nội bộ về kiểm toán nội bộ, kế hoạch kiểm toán nội bộ do kiểm toán viên nội bộ đó xây dựng;
+ Không thực hiện kiểm toán đối với đơn vị, bộ phận mà người đứng đầu đơn vị, bộ phận là người có liên quan của kiểm toán viên nội bộ đó;
+ Không thực hiện kiểm toán các hoạt động, bộ phận mà kiểm toán viên nội bộ đó thực hiện, chịu trách nhiệm trong thời hạn 01 năm kể từ khi không thực hiện, chịu trách nhiệm đối với hoạt động, bộ phận đó;
+ Không thực hiện kiểm toán tiêu chí xây dựng mức lương, lợi ích khác đối với các chức danh thuộc bộ phận kiểm toán nội bộ phải tách biệt với kết quả kinh doanh, kết quả hoạt động của các đơn vị, bộ phận khác.
(2) Nguyên tắc khách quan:
- Các ghi nhận kiểm toán trong báo cáo kiểm toán nội bộ phải được phân tích cẩn trọng và dựa trên cơ sở các dữ liệu, thông tin thu thập được;
- Kiểm toán viên nội bộ phải trung thực khi thực hiện báo cáo, đánh giá trong quá trình kiểm toán nội bộ;
- Kiểm toán viên nội bộ có quyền và nghĩa vụ báo cáo các cấp có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến tính khách quan trong quá trình thực hiện kiểm toán nội bộ.
(3) Nguyên tắc chuyên nghiệp:
- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng có cung cấp dịch vụ giao dịch điện tử cho từ 10.000 khách hàng trở lên phải có kiểm toán viên công nghệ thông tin;
- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng không thuộc trường hợp quy định tại điểm a Khoản này căn cứ vào quy mô, điều kiện và mức độ phức tạp của hoạt động kinh doanh để lựa chọn có kiểm toán viên công nghệ thông tin hoặc sử dụng kiểm toán viên công nghệ thông tin từ bên ngoài (đi thuê hoặc từ chủ sở hữu);
- Kiểm toán viên nội bộ phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại Điều 32 Thông tư 14/2023/TT-NHNN.
Lưu ý: Kiểm toán nội bộ phải có biện pháp kiểm tra việc đảm bảo các nguyên tắc quy định tại (1) (2) (3) nêu trên trong quá trình thực hiện kiểm toán nội bộ (bao gồm cả quá trình lập, gửi báo cáo kiểm toán nội bộ).
Trưởng kiểm toán nội bộ báo cáo kịp thời cho Ban kiểm soát khi phát hiện các trường hợp vi phạm, nguy cơ vi phạm các nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.