Thời điểm hoàn trả, giá trị tài sản lớn hơn giá trị tài sản ban đầu nhờ đầu tư của bên thứ 3 thì bên bán có phải hoàn trả chênh lệch cho bên thứ 3 không?
- Trong hợp đồng mua bán, nếu bên bán chưa thanh toán hết giá trị tài sản như thỏa thuận thì bên bán có được quyền tặng cho tài sản đó không?
- Trường hợp các bên có thỏa thuận về thời hạn thanh toán nhưng thời hạn không liền mạch thì thời hạn thanh toán được xác định như thế nào?
- Tại thời điểm hoàn trả, giá trị tài sản lớn hơn giá trị tài sản ban đầu nhờ đầu tư của bên thứ 3 thì bên bán có phải hoàn trả chênh lệch cho bên thứ 3 không?
Trong hợp đồng mua bán, nếu bên bán chưa thanh toán hết giá trị tài sản như thỏa thuận thì bên bán có được quyền tặng cho tài sản đó không?
Bên bán chưa thanh toán hết giá trị tài sản như thỏa thuận thì bên bán có được quyền tặng cho tài sản đó không? (hình từ Internet)
Theo quy định tại Điều 331 Bộ luật dân sự 2015 quy định về bảo lưu quyền tài sản như sau
Bảo lưu quyền sở hữu
1. Trong hợp đồng mua bán, quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ.
2. Bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán.
3. Bảo lưu quyền sở hữu phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
Như vậy, trong trường hợp người mua chưa thanh toán hết giá trị tài sản như thỏa thuận thì quyền sở hữu đối với tài sản đó vẫn thuộc về bên bán.
Căn cứ Điều 158 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền sở hữu tài sản như sau:
Quyền sở hữu
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.
Đồng thời căn cứ Điều 194 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
Quyền định đoạt của chủ sở hữu
Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.
Chiếu theo quy định này, chỉ chủ sở hữu tài sản là bên bán mới được quyền tặng cho tài sản còn bên mua thì không.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về thời hạn thanh toán nhưng thời hạn không liền mạch thì thời hạn thanh toán được xác định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 146 Bộ luật dân sự 2015 nếu thời hạn thanh toán không liền mạch thì thời hạn đó được xác định như sau:
Trường hợp các bên có thỏa thuận về thời hạn là một năm, nửa năm, một tháng, nửa tháng, một tuần, một ngày, một giờ, một phút mà khoảng thời gian diễn ra không liền nhau thì thời hạn đó được tính như sau:
- Một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày;
- Nửa năm là sáu tháng;
- Một tháng là ba mươi ngày;
- Nửa tháng là mười lăm ngày;
- Một tuần là bảy ngày;
- Một ngày là hai mươi tư giờ;
- Một giờ là sáu mươi phút;
- Một phút là sáu mươi giây.
Trong trường hợp các bên thỏa thuận về thời điểm đầu tháng, giữa tháng, cuối tháng thì thời điểm đó được quy định như sau:
- Đầu tháng là ngày đầu tiên của tháng;
- Giữa tháng là ngày thứ mười lăm của tháng;
- Cuối tháng là ngày cuối cùng của tháng.
Trường hợp các bên thỏa thuận về thời điểm đầu năm, giữa năm, cuối năm thì thời điểm đó được quy định như sau:
- Đầu năm là ngày đầu tiên của tháng một;
- Giữa năm là ngày cuối cùng của tháng sáu;
- Cuối năm là ngày cuối cùng của tháng mười hai.
Tại thời điểm hoàn trả, giá trị tài sản lớn hơn giá trị tài sản ban đầu nhờ đầu tư của bên thứ 3 thì bên bán có phải hoàn trả chênh lệch cho bên thứ 3 không?
Căn cứ khoản 1 Điều 41 Nghị định 21/2021/NĐ-CP hướng dẫn Tiểu mục 5 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ liên quan đến tài sản mua
1. Trường hợp bên mua phải trả lại tài sản mua cho bên bán do vi phạm nghĩa vụ thanh toán nhưng tại thời điểm hoàn trả, giá trị tài sản lớn hơn giá trị tài sản ban đầu do bên mua hoặc bên thứ ba đã đầu tư làm tăng giá trị tài sản thì bên bán phải hoàn lại giá trị chênh lệch cho người đã đầu tư vào tài sản.
Việc đầu tư vào tài sản mua phải phù hợp với quy định tại khoản 5 Điều 20 Nghị định này.
Chiếu theo quy định này, trường hợp bên mua phải trả lại tài sản mua cho bên bán do vi phạm nghĩa vụ thanh toán.
Nhưng tại thời điểm hoàn trả, giá trị tài sản lớn hơn giá trị tài sản ban đầu do bên mua hoặc bên thứ ba đã đầu tư làm tăng giá trị tài sản thì bên bán phải hoàn lại giá trị chênh lệch cho người đã đầu tư vào tài sản.
Đồng thời căn cứ tại Điều 20 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Đầu tư vào tài sản thế chấp
1. Trường hợp bên thế chấp thực hiện quyền đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp theo quy định tại khoản 2 Điều 321 của Bộ luật Dân sự thì phần giá trị đầu tư tăng thêm thuộc tài sản thế chấp.
2. Việc đầu tư vào tài sản thế chấp phải có sự đồng ý của bên nhận thế chấp trong trường hợp:
a) Bên thứ ba đầu tư vào tài sản thế chấp;
b) Bên thế chấp đầu tư vào tài sản thế chấp làm phát sinh tài sản mới không thuộc tài sản thế chấp theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp.
3. Bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu chấm dứt việc đầu tư nếu việc đầu tư quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này làm giảm giá trị tài sản thế chấp.
4. Trường hợp bên thế chấp, bên thứ ba đầu tư vào tài sản thế chấp không tuân thủ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên nhận thế chấp.
5. Trường hợp bên bảo đảm hoặc bên thứ ba đầu tư vào tài sản bảo đảm thuộc biện pháp bảo đảm khác mà các bên không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật liên quan không quy định khác thì áp dụng các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
Xét trong trường hợp của gia đình bạn, mảnh vườn mà gia đình bạn được gia đình chị A cho canh tác nhờ được chăm sóc nên mới tăng giá trị, do đó trong trường hợp chị A bán mảnh vườn đó cho người khác, chị A sẽ phải thanh toán các chi phí phát sinh trong quá trình gia đình bạn chăm sóc mảnh vườn trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.