Thành phần của máu gồm những gì? Để hiến các thành phần máu bằng gạn tách thì cá nhân phải có cân nặng bao nhiêu?

Tôi có một câu hỏi như sau: Thành phần của máu gồm những gì? Để hiến các thành phần máu bằng gạn tách thì cá nhân phải có cân nặng bao nhiêu? Tôi mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của chị N.T.P ở Lâm Đồng.

Thành phần của máu gồm những gì? Để hiến các thành phần máu bằng gạn tách thì cá nhân phải có cân nặng bao nhiêu?

Thành phần của máu gồm các tế bào máu và huyết tương, cụ thể:

(1) Các tế bào máu

– Hồng cầu: Chiếm số lượng nhiều nhất, chứa huyết sắc tố (nên máu có màu đỏ).

Hồng cầu làm nhiệm vụ vận chuyển khí ôxy (O2) từ phổi đến các tế bào và mô. Đồng thời nhận khí cacbonic (CO2) từ các tế bào và mô tới phổi để đào thải.

– Bạch cầu: Có chức năng bảo vệ cơ thể bằng cách phát hiện và tiêu diệt các “vật lạ” gây bệnh.

Có nhiều loại bạch cầu khác nhau với đời sống từ 1 tuần đến vài tháng. Có loại làm nhiệm vụ thực bào (“ăn” các “vật lạ”). Có loại làm nhiệm vụ “nhớ” để nếu lần sau “vật lạ” này xâm nhập sẽ bị phát hiện và nhanh chóng bị tiêu diệt. Có loại tiết ra các kháng thể để bảo vệ cơ thể…

– Tiểu cầu: Là những mảnh tế bào rất nhỏ tham gia vào chức năng cầm máu bằng cách tạo các cục máu đông, bịt các vết thương ở thành mạch.

Làm cho thành mạch mềm mại, dẻo dai nhờ chức năng tiểu cầu làm “trẻ hóa” tế bào nội mạc.

(2) Huyết tương là phần dung dịch, có màu vàng. Trong huyết tương chủ yếu là nước và nhiều chất rất quan trọng với sự phát triển và chuyển hóa của cơ thể như: đạm, mỡ, đường, vitamin, muối khoáng, các yếu tố đông máu, các kháng thể, hormon, các men…

Cân nặng để hiến các thành phần máu bằng gạn tách được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư 26/2013/TT- BYT như sau:

Tiêu chuẩn người hiến máu
...
2. Sức khỏe:
...
b) Người có cân nặng ít nhất là 50 kg được phép hiến các thành phần máu bằng gạn tách; người hiến máu có thể hiến một hoặc nhiều thành phần máu trong mỗi lần gạn tách, nhưng tổng thể tích các thành phần máu hiến không quá 500 ml; Người có cân nặng ít nhất là 60 kg được phép hiến tổng thể tích các thành phần máu hiến mỗi lần không quá 650 ml.
...

Theo đó, để hiến các thành phần máu bằng gạn tách thì cá nhân phải có cân nặng ít nhất là 50 kg và đáp ứng những điều kiện khác được quy định tại Điều 4 Thông tư 26/2013/TT- BYT.

Người hiến máu có thể hiến một hoặc nhiều thành phần máu trong mỗi lần gạn tách, nhưng tổng thể tích các thành phần máu hiến không quá 500 ml.

Người có cân nặng ít nhất là 60 kg được phép hiến tổng thể tích các thành phần máu hiến mỗi lần không quá 650 ml.

Thành phần của máu

Thành phần của máu (Hình từ Internet)

Người hiến thành phần máu phải xuất trình những loại giấy tờ nào?

Giấy tờ mà người hiến thành phần máu phải xuất trình được quy định tại Điều 7 Thông tư 26/2013/TT- BYT như sau:

Đăng ký và quản lý thông tin hiến máu, thành phần máu
1. Người hiến máu, thành phần máu phải xuất trình một trong các loại giấy tờ sau: giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy chứng minh quân đội, công an, giấy phép lái xe, thẻ công tác, thẻ học sinh, sinh viên, thẻ hiến máu hoặc giấy xác nhận nhân thân do cơ quan, tổ chức, đoàn thể, chính quyền địa phương cấp.
2. Người đăng ký hiến máu, thành phần máu phải điền đầy đủ thông tin vào Bảng hỏi tình trạng sức khỏe người hiến máu được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Các cơ sở tiếp nhận máu phải tổ chức quản lý thông tin người hiến máu theo mẫu hồ sơ quản lý được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này. Các thông tin cá nhân về người hiến máu phải được bảo mật, chỉ được sử dụng với mục đích bảo đảm sức khỏe người hiến máu và phòng ngừa lây truyền bệnh cho người bệnh nhận máu.

Theo quy định trên, người hiến thành phần máu phải xuất trình một trong các loại giấy tờ sau: giấy chứng minh nhân dân/căn cước công dân, hộ chiếu, giấy chứng minh quân đội, công an, giấy phép lái xe, thẻ công tác, thẻ học sinh, sinh viên, thẻ hiến máu hoặc giấy xác nhận nhân thân do cơ quan, tổ chức, đoàn thể, chính quyền địa phương cấp.

Trước khi lấy thành phần máu bắt buộc kiểm tra túi lấy máu đúng không?

Việc lấy thành phần máu được quy định tại Điều 9 Thông tư 26/2013/TT- BYT như sau:

Việc lấy máu toàn phần, thành phần máu
1. Trước khi lấy máu, thành phần máu phải kiểm tra, đối chiếu chủng loại, hạn sử dụng, sự nguyên vẹn và thành phần chống đông của túi lấy máu (bao bì đựng máu).
2. Túi lấy máu phải được gắn mã số theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 Thông tư này.
3. Việc lấy máu phải bảo đảm vô trùng, an toàn cho người hiến máu.
4. Thể tích máu lấy theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều 4 Thông tư này và phải phù hợp với lượng dung dịch chống đông có sẵn trong túi lấy máu.
5. Bảo đảm truy nguyên được các thông tin liên quan đến đơn vị máu, thành phần máu: mã số, thể tích máu thực tế, thời điểm, thời gian, tên nhân viên lấy máu, thành phần máu.
6. Trường hợp thể tích máu lấy ít hoặc nhiều hơn 10% so với quy định cho mỗi loại túi lấy máu hoặc có các bất thường khác trong quá trình lấy máu, nhân viên lấy máu phải ghi cảnh báo trên túi máu bằng bút mực bền màu hoặc dán nhãn riêng để xem xét và xử lý riêng.

Như vậy, trước khi lấy thành phần máu phải kiểm tra, đối chiếu chủng loại, hạn sử dụng, sự nguyên vẹn và thành phần chống đông của túi lấy máu.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,771 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào