Tháng 5 là Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động hay Tháng công nhân? Kinh phí tổ chức Tháng hành động về ATVSLĐ lấy từ đâu?
Tháng 5 là Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động hay Tháng công nhân? Kinh phí tổ chức Tháng hành động về ATVSLĐ lấy từ đâu?
Năm 2012, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa 11 đã chính thức chọn tháng 5 hằng năm là “Tháng Công nhân”. Kể từ đó, Tháng Công nhân được tổ chức thường niên dưới sự chủ trì của công đoàn phối hợp cùng các địa phương, ngành và doanh nghiệp. Mục tiêu chính là để tuyên truyền sâu rộng về vai trò, vị trí và những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân Việt Nam cho sự nghiệp Cách mạng, đặc biệt trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Dẫn chiếu đến Điều 5 Thông tư 02/2017/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Thời gian tổ chức
Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động được tổ chức từ ngày 01 đến ngày 31 tháng 5 hằng năm.
Lễ phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động được tổ chức vào 01 ngày trong khoảng thời gian từ ngày 01 đến ngày 10 của tháng 5 hàng năm.
Theo quy định này thì Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động được tổ chức từ ngày 01 đến ngày 31 tháng 5 hằng năm.
Như vậy có thể hiểu, tháng 5 vừa là Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động vừa là Tháng công nhân.
Về kinh phí tổ chức Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 02/2017/TT-BLĐTBXH như sau:
PHỤ LỤC
BÁO CÁO TỔNG KẾT THÁNG HÀNH ĐỘNG VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
(Kèm theo Thông tư số 02/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 02 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
I. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THÁNG HÀNH ĐỘNG
1. Công tác chỉ đạo, ban hành kế hoạch triển khai, kiểm tra, đôn đốc thực hiện.
2. Lễ phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động (nếu có).
3. Nội dung các hoạt động đã triển khai trong Tháng hành động
4. Kinh phí tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động
- Ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ sở sản xuất kinh doanh
- Ngân sách hỗ trợ, vận động từ doanh nghiệp và các nguồn hợp pháp khác (nếu có)
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Những kết quả đã đạt được; bài học kinh nghiệm
2. Khó khăn, tồn tại
3. Kiến nghị, đề xuất
4. Bảng tổng hợp số liệu các hoạt động tổ chức Tháng hành động (thống kê theo Mẫu số 1).
Như vậy, kinh phí tổ chức Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động được lấy từ những nguồn sau:
- Ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ sở sản xuất kinh doanh;
- Ngân sách hỗ trợ, vận động từ doanh nghiệp và các nguồn hợp pháp khác (nếu có).
Tháng 5 là Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động hay Tháng công nhân? Kinh phí tổ chức Tháng hành động về ATVSLĐ lấy từ đâu? (hình từ internet)
Chủ đề của Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm nay là gì?
Hằng năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ vào thực trạng và tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xây dựng chủ đề chung của Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Điều 3 Thông tư 02/2017/TT-BLĐTBXH:
Chủ đề của Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động
Hằng năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ vào thực trạng và tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xây dựng chủ đề chung của Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động. Các bộ, ngành, địa phương, cơ sở sản xuất kinh doanh có thể lựa chọn chủ đề riêng phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và thực trạng công tác an toàn, vệ sinh lao động của bộ, ngành, địa phương.
Chủ đề của Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động phải ngắn gọn, dễ hiểu, gắn với các mục tiêu cụ thể và chứa đựng thông điệp thúc đẩy hành động, nâng cao nhận thức, sự tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, hướng vào những vấn đề trọng tâm, nổi cộm trong công tác an toàn, vệ sinh lao động mà cộng đồng doanh nghiệp, xã hội, dư luận quan tâm.
Cụ thể, Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024 với chủ đề “Tăng cường đánh giá, quản lý các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc” .
Trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, người sử dụng lao động có các nghĩa vụ gì?
Trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, người sử dụng lao động có các nghĩa vụ được quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, cụ thể gồm:
(i) Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động và những người có liên quan; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
(ii) Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
(iii) Không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động;
(iv) Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật;
(v) Bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
(vi) Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động; chấp hành quyết định của thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động;
(vii) Lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.