Tạo trò chơi điện tử trực tuyến khi nào thì phải gắn mác 18+? Điều kiện để được phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử là gì?
Tạo trò chơi điện tử trực tuyến khi nào thì phải gắn mác 18+?
Căn cứ Chương 4 Nghị định 72/2013/NĐ-CP (Được bổ sung bởi khoản 17 Điều 1 Nghị định 27/2018/NĐ-CP như sau):
"“Điều 31a. Phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi
1. Trò chơi điện tử được phân loại theo các độ tuổi như sau:
a) Trò chơi điện tử dành cho người lớn (từ 18 tuổi trở lên, ký hiệu là 18+) là trò chơi có hoạt động đối kháng có sử dụng vũ khí; không có hoạt động, âm thanh, hình ảnh khiêu dâm;
b) Trò chơi điện tử dành cho thiếu niên (từ 12 tuổi trở lên, ký hiệu là 12+) là trò chơi có hoạt động đối kháng, chiến đấu có sử dụng vũ khí nhưng hình ảnh vũ khí không nhìn được cận cảnh, rõ ràng; tiết chế âm thanh va chạm của vũ khí khi chiến đấu; không có hoạt động, hình ảnh, âm thanh, nhân vật mặc hở hang, khiêu dâm, quay cận cảnh gây chú ý đến các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người;
c) Trò chơi điện tử dành cho mọi lứa tuổi (ký hiệu là 00+) là những trò chơi mô phỏng dạng hoạt hình; không có hoạt động đối kháng bằng vũ khí; không có hình ảnh, âm thanh ma quái, kinh dị, bạo lực; không có hoạt động, âm thanh, hình ảnh nhân vật mặc hở hang, khiêu dâm, quay cận cảnh gây chú ý đến các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người."
Như vậy đối với các trò chơi điện tử có nội dung là hoạt động đối kháng có sử dụng vũ khí; không có hoạt động, âm thanh, hình ảnh khiêu dâm; thì phải gắn mác 18+.
Đồng thời không có hoạt động, hình ảnh, âm thanh, nhân vật mặc hở hang, khiêu dâm, quay cận cảnh gây chú ý đến các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người thì có thể gắn mác 12+.
Tạo trò chơi điện tử trực tuyến khi nào thì phải gắn mác 18+? Điều kiện để được phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử là gì?
Điều kiện để được phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử là gì?
Căn cứ Chương 4 Nghị định 72/2013/NĐ-CP (Được bổ sung bởi khoản 21 Điều 1 Nghị định 27/2018/NĐ-CP) thì doanh nghiệp muốn được phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử phải đáp ứng các điều kiện sau:
“Điều 32c. Điều kiện cấp quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử G1
1. Doanh nghiệp được cấp Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử khi có đủ các Điều kiện sau đây:
a) Có Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử còn thời hạn tối thiểu 01 năm;
b) Nội dung, kịch bản trò chơi điện tử không vi phạm các quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này; không có các hình ảnh, âm thanh miêu tả cụ thể hành động giết người, tra tấn người, kích động bạo lực, thú tính, khiêu dâm, dung tục, trái với truyền thống đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc, xuyên tạc, phá hoại truyền thống lịch sử, vi phạm chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ, kích động tự tử, sử dụng ma túy, uống rượu, hút thuốc, đánh bạc, khủng bố, ngược đãi, xâm hại, buôn bán, phụ nữ, trẻ em và các hành vi có hại hoặc bị cấm khác;
c) Trò chơi điện tử có kết quả phân loại theo độ tuổi phù hợp với nội dung, kịch bản trò chơi theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 31a Nghị định này;"
Trong đó khoản 1 Điều 5 Nghị định này có nội dung như sau:
"Điều 5. Các hành vi bị cấm
1. Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích:
a) Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo;
b) Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp Luật quy định;
d) Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;
đ) Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm;
e) Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân."
Khi trò chơi của doanh nghiệp muốn được phê duyệt để phát hành thì phải tuân thủ các điều kiện nêu trên.
Nhà phát hành có được cho phép các người chơi trong trò chơi điện tử mua bán vật phẩm ảo với nhau hay không?
Tại khoản 5 Điều 7 Thông tư 24/2014/TT-BTTTT quy định về nội dung này như sau:
Điều 7. Quy định về vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng
...
5. Không mua, bán vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng giữa những người chơi với nhau."
Theo đó thì nhà phát hành game không được cung cấp tính năng mua, bán vật phẩm ảo giữa các người chơi với nhau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.